Bộ truyền đai thang có số vòng quay bánh dẫn n 1= 1200 vg/ph, đường

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 85 - 88)

kính bánh dẫn d1 = 180 mm, góc chêm đai  = 36o, số vòng quay bánh bị dẫn n2 = 600 vg/ph. Khoảng cách trục a = 400 mm, hệ số trượt  = 0,01. Hãy xác định :

a. Tỷ số truyền của bộ truyền?

b. Chiều dài tiêu chuẩn đai L, tính chính xác lại khoảng cách trục a và góc ôm đai 1

Bộ truyền bánh răng:

1. Trình bày khái niệm về bộ truyền bánh răng, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc?

2. Trình bày ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền bánh răng? 3. Phân loại bộ truyền bánh răng?

4. Trình bày độ chính xác trong chế tạo bánh răng?

5. Phân tích tải trọng và ứng suất trong bộ truyền bánh răng? 6. Phân tích các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán?

7. Trình bày các thông số hình học của bánh răng trụ răng thẳng.

8. Phân tích lực tác dụng trục và ổ trục của bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng?

9. Trình bày cách tính toán bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo độ bền tiếp xúc?

10. Trình bày cách tính toán bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo độ bền uốn?

11. Trình bày các thông số hình học của bánh răng trụ răng nghiêng?

12. Phân tích lực tác dụng trục và ổ trục của bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng?

13.Trình bày đặc điểm làm việc của răng nghiêng?

14. Trình bày cách tính toán bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng theo độ bền tiếp xúc?

15. Trình bày cách tính toán bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng theo độ bền uốn?

16. Trình bày các thông số hình học của bộ truyền bánh răng nón? 17. Phân tích lực tác dụng trục và ổ trục của bộ truyền bánh răng nón? 18. Trình bày đặc điểm làm việc của bánh răng nón.

19. Trình bày cách tính toán bộ truyền bánh răng nón theo độ bền tiếp xúc? 20. Trình bày cách tính toán bộ truyền bánh răng nón theo độ bền uốn? 21. Trình bày vật liệu chế tạo và ứng suất cho phép của bộ truyền bánh răng?

22. Trình bày phương pháp bôi trơn bộ truyền bánh răng?

Chương 3 Trục và ổ trục Giới thiệu

Trục là chi tiết máy được sử dụng khá phổ biến trong thực tế. Trục có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào khả năng chịu tải, mục đích sử dụng. Chương này, chúng ta chỉ nghiên cứu trục truyền – là loại trục thông dụng nhất, được dùng để đỡ các chi tiết truyền động như bánh đai, bánh xích, bánh răng, bánh vít ... trong các bộ truyền cơ khí mà ta đã nghiên cứu ở các chương trước. Còn một số các loại trục chuyên dụng khác như trục khuỷu ... bạn đọc có thể tìm hiểu trong các tài liệu chuyên ngành.

Ổ trục (ổ trượt và ổ lăn) là bộ phận dùng để đỡ trục, hạn chế mài mòn và tăng tuổi thọ của trục. Ổ trục có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào công dụng của chúng. Trong đó, ổ lăn là bộ phận được tiêu chuẩn hóa, cần phải tính toán khả năng chịu tải để chọn ổ cho phù hợp.

3.1 Trục

3.1.1 Khái niệm chung 3.1.1.1 Công dụng 3.1.1.1 Công dụng

Trục là tiết máy dùng để đỡ các tiết máy quay như bánh đai, bánh răng, đĩa xích, … để truyền mômen xoắn hoặc làm cả hai nhiệm vụ trên.

3.1.1.2 Phân loại

- Dựa vào tải trọng tác dụng lên trục gồm có:

+ Trục tâm: chỉ đỡ chi tiết máy quay nghĩa là chỉ chịu mô men uốn mà không chịu mô men xoắn (ví dụ trục của tang cáp trong máy nâng chuyển. Tang cáp được quay nhờ sự ăn khớp của các răng của vành răng trên tang. Trục có thể quay hoặc không quay cùng với tang).

+ Trục truyền chung: là trục luôn quay, chỉ dùng để truyền mô men xoắn đến các bộ phận máy công tác nghĩa là chỉ chịu mô men xoắn.

+ Trục truyền: là trục luôn quay, vừa đỡ các chi tiết máy quay vừa truyền mô men xoắn đến các tiết máy quay và ngược lại nghĩa là có thể tiếp nhận đồng thời cả mô men uốn lẫn mô men xoắn, (ví dụ trục trong hộp giảm tốc).

- Dựa theo dạng đường tâm trục

+ Trục thẳng: đường tâm trục là đường thẳng;

+ Trục khuỷu: đường tâm trục là đường gấp khúc (ví dụ trục khuỷu trong động cơ đốt trong);

+ Trục mềm: dùng để truyền chuyển động quay và mô men xoắn giữa các bộ phận máy có vị trí thay đổi khi làm việc (ví dụ dùng trong máy chữa răng).

- Theo cấu tạo chia ra: trục trơn, trục bậc, trục đặc và trục rỗng. Với loại trục tiết diện tròn thì:

+ Trục trơn: có đường kính không đổi trên suốt chiều dài trục. Trục trơn ngắn còn gọi là chốt;

+ Trục bậc: đường kính giảm dần về 2 đầu trục; + Trục đặc: tiết diện là hình tròn đặc;

+ Trục rỗng: tiết diện là hình vành khăn.

3.1.1.3 Kết cấu trục và các biện pháp cố định tiết máy quay trên trục trục

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)