Do dặc trưng vận dụng kiến thức tổng hợp nên giáo viên lưu ý lựa chọn những bài có nội dung vấn đề nhằm nhằm củng cố kiến thức, định hướng nhận thức đúng đắn cho học sinh. Giáo viên cần lựa chọn những bài tập có nội dung khái quát bao gồm nhiều kiến thức cơ bản trọng tâm để học sinh biết cách khái quát và rút ra được bản chất của sự kiện, hiện tượng.
Đối với loại bài này, bài tập so sánh được dùng với mục đích tổng hợp kiến thức và so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau để nắm được bản chất vấn đề. Giáo viên có thể sử dụng bài tập Bài tập 34. Hãy lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản: Anh, Mĩ, Pháp ( mục tiêu, nhiệm vụ, động lực, kết quả). Qua so sánh ba cuộc cách mạng trên các em có thể hiểu rằng CMTS thời cận đại có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng mục tiêu của nó là không thay đổi, dù nó diễn ra dưới hình
thức nào thì cái đích mà nó đạt đến vẫn là mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Phần kiến thức này các em sẽ được củng cố ở những bài học sau của phần lịch sử thế giới cận đại.
Giáo viên có thể sử dụng bài tập bài 37 để làm rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản.
c. Bài kiểm tra, đánh giá.
Đây là loại bài nhằm xem xét kết quả thu nhận kiến thức của học sinh nhằm hoàn thiện tri thức, hình thành thế giới quan, phát triển ngôn ngữ, tư duy, giáo dục lòng yêu nước,… cho học sinh. Bài kiểm tra, đánh giá đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, nhớ lại kiến thức đã lĩnh hội và tự đánh giá kết quả học tập của mình. Đồng thời, bài kiểm tra cũng là dịp giúp học sinh, xem xét việc giảng dạy của mình về: khối lượng kiến thức, trình độ kiến thức, phương pháp trình bày…
Dùng trong kiểm tra 15 phút.
Có thể sử dung bài tập 28. Em hãy vẽ sơ đồ đẳng cấp ở Pháp, trình bày những nét tiêu biểu về các đẳng cấp và nêu lên mối quan hệ giữa các đẳng cấp trong xã hội nước Pháp trước cách mạng.
Bài tập 14. Em hãy phân tích đặc điểm kinh tế hai miền Nam – Bắc của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vì sao có sự khác biệt giữa hai vùng miền?
- Dùng trong kiểm tra một tiết.
Thường có từ 2 đến 3 câu hỏi trong đề kiểm tra. Trong đó giáo viên có thể sử dụng các bài tập 33. Em hãy vẽ sơ đồ tiến trình cách mạng tư sản Anh (1640) và cách mạng tư sản Pháp (1789). Giải thích vì sao cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản triệt để?
Hoặc bài 34 yêu cầu học sinh lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản, rút ra khái niệm cách mạng tư sản, có thể sử dụng bài tập 38 để học sinh nêu lên các chính sách của chính quyền Gia-cô-banh và giải thích được vì sao đây là giai đoạn đỉnh cao của cách mạng.
Dùng trong kiểm tra học kì, có thể dùng bài tập 29, 33,34…
Bài tập so sánh còn được dùng trong dạy học thực địa và ở bảo tàng. Tuy nhiên việc sử dụng bài tập so sánh trong dạy học ở những địa điểm trên rất khó một phần vì
do nội dung chương trình là phần lịch sử thế giới cận đại và cũng vì điều kiện kinh tế, trình độ của chúng ta chưa cho phép xây dựng nhà bảo tàng lịch sử thế giới hoặc thể tổ chức cho học sinh ra nước ngoài để học tại thực địa. Do đó có thể đưa một số bài tập so sánh gắn nội dung bài tập trước lúc học sinh đến học tại thực địa, bảo tàng.
3.3. Thực nghiệm sư phạm.
3.3.1. Mục đích, nguyên tắc tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Đây là công đoạn kiểm nghiệm lại tính khả thi của đề tài thông qua việc soạn và tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập so sánh theo yêu cầu của chương trình bằng các cách sử dụng trên. Sau đó tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả đạt được sau khi sử dụng bài tập so sánh trong dạy học chương I: Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII), so sánh với kết quả đạt được sau khi tiến hành dạy học theo cách thông thường và rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Việc thực nghiệm sư phạm phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo tính khách quan, khoa học, tính vừa sức đối với học sinh, đảm bảo thực hiện đúng Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức của bộ giáo dục và đào tạo.
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.
Việc thực nghiệm được tiến hành ở hai lớp 10 trường THPT Trường Chinh, huyện Eah’leo, tỉnh Đăk Lăk.
Lớp thực nghiệm: lớp 10A6 với bài giảng được soạn chi tiết có sử dụng bài tập so sánh.
Lớp đối chứng: lớp 10A5 với bài giảng được tiến hành theo cách thông thường. Hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều có số lượng học sinh tương đương nhau, học lực tương đối đồng đều nhau.
3.3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi cùng với các thầy cô giáo trong tổ bộ môn đã dự giờ quan sát quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh ở hai lớp xem xét mức độ chủ động trong quá trình tiến hành thực nghiệm. Tiến hành phát đề kiểm tra trong 15 phút để đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức ở hai lớp. Đồng thời tiến hành trao đổi với học sinh và giáo viên để so sánh và rút ra kết luận sư phạm cần thiết . Giáo án được chọn thực nghiệm là bài 30 Chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Chúng tôi đã sử dụng các bài tập so sánh sau:
Bài tập 13. Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ra đời như thế nào? Có sự thay đổi như thế nào đối so với khi Côlômbô phát hiện ra châu Mĩ?
Bài tập 14. Em hãy phân tích đặc điểm kinh tế hai miền Nam – Bắc của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vì sao có sự khác biệt giữa hai vùng miền?
Bài tập 15. Em hãy nêu các giai tầng trong xã hội 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, có điểm gì khác so với xã hội Anh. Từ đó xác định vai trò cách mạng của các giai tầng này có ảnh hưởng như thế nào tới tiến trình của cách mạng ?
Bài tập 17. Tuyên ngôn độc lập Mĩ ra đời (1776) với những tư tưởng tiến bộ thời đại, có nét tương đồng và khác biệt so với Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) do Hồ Chí Minh viết, bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ nhận định trên.
Bài tập 21. Hãy lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản: Hà Lan, Anh, Mĩ theo yêu cầu sau:
Nước Các nội dung Hà Lan Anh Mĩ Lực lượng lãnh đạo Mục tiêu Hình thức Kết quả
3.3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
Khi tiến hành chấm điểm, chúng tôi đánh giá học sinh ở các mức độ thang điểm như sau:
+ Từ 9 – 10: Giỏi + Từ 7 - 8 : Khá
+ Từ 5 - 6 : Trung bình + Dưới 5 : Yếu
kết quả Số lượng % Số lượng %
Giỏi 3 6.98 8 18,61
Khá 16 37,23 26 60,47
Trung bình 19 44,16 9 22,22
Yếu 5 11,63 0 0.00
Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy lớp 10A6 kết quả đạt được cao hơn lớp 10A5. Cụ thể số lượng bài đạt điểm khá giỏi cao hơn, không có bài bị điểm yếu. Qua sự so sánh kết quả thực nghiệm chúng tôi rút ra kết luận những bài tập so sánh chúng tôi đề xuất trong luận văn này có tính khả thi và có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học lịch sử ở trương THPT hiện nay.