PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu Sang kien kinh nghiem lich su_XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP SO SÁNHLịch sử TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC CUỘC các cuộc cánh mạng tư sảnCÁCH MẠNG TƯ SẢN (TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII) (Trang 30 - 34)

1. Kết Luận.

Nói đến vai trò của bộ môn lịch sử, nhà văn Nga Trecnưsevki đã khẳng định: thể không cảm thấy say mê học tập môn Toán, tiếng Hi Lạp, tiếng Latinh, khoa học, có thể không biết hàng nghìn khoa học khác nhưng dù sao, là người có giáo dục mà không yêu thích lịch sử thì chỉ có thể là một người phát triển không đầy đủ về trí tuệ.

Sự cần thiết phải nắm vững kiến thức lịch sử là nhiệm vụ thường xuyên và cấp thiết . Việc sử dụng bài tập so sánh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, và xa hơn là phát triển con người một cách toàn diện.

Thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay đã có những chuyển biến tốt. Nhiều giáo viên đã “làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, tình trạng “quá tải” kiến thức và hiện tượng lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa giảm xuống đáng kể ” [2,37]. Bên cạnh đó một số giáo viên vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng dạy học áp đặt, quá tải, rập khuôn, máy móc sách giáo khoa, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức vẫn tồn tại. Thực tế đó

đã chỉ ra rằng, cần phải tích cực tiến hành biện pháp dạy học mới để đem lại hiệu quả dạy học tốt nhất.

Để tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử nói chung, các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại nói riêng, cần phải sử dụng nhiều biện pháp sư phạm khác nhau. Trong đó, sử dụng bài tập so sánh lịch sử là biện pháp mang lại hiệu quả trong bối cảnh tình hình dạy học hiện nay. Trong dạy học “ không có phương pháp nào là vạn năng. Khi tiến hành bài học giáo viên cần lựa chọn và kết hợp các phương pháp,song phải phù hợp với từng nội dụng lịch sử và đối tượng học sinh”[7,47].Trong đó, sử dụng bài tập so sánh lịch sử là biện pháp mang lại hiệu quả trong bối cảnh tình hình dạy học hiện nay. Bởi vì, cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, môn lịch sử cũng có bài tập và thực hành. Bài tập lịch sử là phương tiện quan trọng trong việc giảng dạy và công cụ hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Bài tập lịch sử nói chung và bài tập so sánh lịch sử nói riêng góp phần giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết thực tiễn của mình và có tác dụng lớn trong giáo dục tư tưởng tình cảm, rèn luyện kĩ năng phát triển hoàn thiện theo yêu cầu con người thời đại mới, thời đại văn minh hậu công nghiệp.

Giáo viên và học sinh phải nhận thức đúng đắn sự cần thiết học tập môn lịch sử ở THPT. Có đặt đúng vai trò, vị trí của bộ môn mới có thể có động cơ dạy và học tốt, từ đó mới nâng cao hứng thú và chất lượng học tập. Giáo viên phải là người truyền cảm hứng cho các em. Đó không chỉ là sự phong phú, sâu sắc về nội dung kiến thức mà còn là nghệ thuật sư phạm với việc đa dạng hóa các hình thức, kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp để kích thích các em phát huy hết khả năng. Người giáo viên luôn luôn tự đổi mới và hoàn thiện mình bởi vì “ không phải ai biết lịch sử cũng có thể giảng hay được lịch sử, cũng như không phải cứ biết nhạc là có thể dạy hát”

[8,12].

Giáo viên phải nhận thức đúng về bản chất của bài tập so sánh và mối quan hệ giữa bài tập lịch sử với bài tập so sánh lịch sử. Bài tập so sánh lịch sử là một bộ phận của hệ thống bài tập lịch sử. Bài tập so sánh lịch sử khác với các loại bài tập lịch sử khác ở yêu cầu, trình độ, tính chất, mức độ; nó đòi hỏi ở học sinh một trình độ tư duy cao hơn thông qua việc tái kiến thức, so sánh, liên hệ, đối chiếu tìm ra được bản chất

của vấn đề các biến cố, sự kiện, hiện tượng, hiểu rõ các nhân vật lịch sử, đi từ nhận biết đến hiểu sâu sắc lịch sử.

Việc xây dựng bài tập so sánh lịch sử ở trường THPT là một nhiệm vụ cần được chú trọng và thực hiện. Nhờ xây dựng hệ thống bài tập so sánh, việc giảng dạy giáo viên và học tập của học sinh mới đạt hiệu quả cao nhất, hướng tới hoàn thành mục tiêu giáo dục. Đòi hỏi người giáo viên phải bỏ công sức và thời gian đầu tư, nắm vững nội dung khoa học lịch sử và hệ thống chương trình môn học, đảm bảo quá trình vận dụng linh hoạt có hiệu quả các nguyên tắc, yêu cầu sư phạm về xây dựng nội dung bài tập lịch sử nói chung và bài tập so sánh lịch sử nói riêng phù hợp với điều kiện và trình độ nhận thức của học sinh.

2. Kiến Nghị

Để nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông, chú trọng hơn vấn đề sử dụng bài tập lịch sử, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:

- Về phân phối chương trình bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nên tăng thêm một số tiết để tiến hành tổ chức, hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử nhằm rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo bộ môn.

- Cần biên soạn các sách bài tập lịch sử như các bộ môn khoa học xã hội khác. Trong đó chú ý đến xây dựng bài tập so sánh và sử dụng bài tạp so sánh, chú ý đến phát huy năng lực tư duy và rèn kĩ năng thực hành bộ môn.

- Trong đề tài, vì giới hạn đề tài cho phép chúng tôi chỉ biên soạn một số bài tập và đưa ra cách sử dụng phù hợp. Trên cơ sở đề tài nghiên cứu giúp giáo viên định hướng giành thời gian và công sức để xây dựng thêm các bài tập so sánh lịch sử ở các phần, chương khác…Từ đó, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các bài tập so sánh cho các khâu dạy học ở trên lớp , tự học ở nhà, kiểm tra và đánh giá.

- Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho đến nay vẫn là một bài toán khó. Việc sử dụng bài tập so sánh lịch sử vẫn đang được kì vọng và xem như một giải pháp khả thi. Tuy nhiên, để thực hiện thành công, rất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía, nhiều nghành và toàn xã hội chung tay vì sự nghiệp “trồng người” của đất nước.

Tài liệu tham khảo:

[1] Phạm Minh Hạc (1987), Tâm lí học đại cương, NXB Giáo dục, HN. [2] Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1978), Giáo dục học, NXB Giáo dục, HN.

[3] Nguyễn Ngọc Bảo (1997), Phát triển tính tích cực và tính tự lực của học sinh. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông, NXB GD, HN.

[4] Nguyễn Thị Côi - (2006) Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, HN.

[5] Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (2009), “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, NXB ĐHSP, HN.

[6] Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, HN.

[7] Hội Giáo dục lịch sử (1996), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử “lấy học sinh làm trung tâm”, Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia, HN.

[8] Trần Quốc Tuấn (2002), “Bài tập trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông”, Luận án tiến sĩ, ĐHSP HN.

[9] Phạm Viết Vượng 2000, Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm.

[11] Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Mạnh Hương, Nguyễn Thị Thế Bình (2009), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lớp 10, nxb ĐHSP Hà Nội.

[12] Phan Ngọc Liên (cb) (2002) Một số chuyên đề phương pháp dạy học thế giới, nxb ĐHQG, hà Nội

[13] Phan Ngọc Liên (cb) (2007) Từ điển thuận ngữ lịch sử phổ thông, nxb ĐHQG, Hà Nội.

[14] Lương Ninh, Nghiêm Đình Vỳ, Trần Văn Trị (2002) Lịch sử lớp 10-Sách giáo viên, nxb GD, Hà Nộ

[15] Phạm Hồng Việt, (2007) Dạy học lịch sử lớp 10 qua các nhân vật ( phần lịch sử thế giới),nxb GD, Hà Nội.

[16]Trần Quốc Tuấn (2002), Bài tập trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Luận án tiến sĩ giáo dục), nxb ĐHSP Hà Nội.

Một phần của tài liệu Sang kien kinh nghiem lich su_XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP SO SÁNHLịch sử TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC CUỘC các cuộc cánh mạng tư sảnCÁCH MẠNG TƯ SẢN (TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w