Bố trí nơi làm việc là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất của công nhân, khu phục vụ khách hàng, khu chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc, phòng nghỉ, phòng ăn....
55
Thông qua mặt bằng, người ta tiến hành sắp xếp các qui trình ở trong và xung quanh nhà máy, không gian cần thiết cho sự vận hành các qui trình này và các công việc phụ trợ khác.
Bố trí nơi làm việc đòi hỏi phải sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc.
*Để có thể bố trí nơi làm việc có thể áp dụng các dạng bố trí như sau: Bố trí chung là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc, trong phạm vi của một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sao cho phù hợp với sự chuyên môn hóa nơi làm việc, tính chất công việc và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Bố trí bộ phận là sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao động ở từng nơi làm việc. Dạng bố trí này tạo ra sự phù hợp giữa người công nhân với các loại trang bị và sự phù hợp giữa các loại trang thiết bị với nhau, tạo ra điều kiện thuận lợi cho công nhân trong quá trình lao động.
Bố trí riêng biệt là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng, đồ gá trong từng yếu tố trang bị.
*Để có được bố trí nơi làm việc một cách hợp lý thì cần đáp ứng các yêu cầu như sau:
Xác dịnh đúng diện tích sản xuất và tạo ra chu kỳ sản xuất ngằn nhất. Khi bố trí phải xác định đúng diện tích nơi làm việc, diện tích nơi làm việc phải thỏa mãn việc phân bố các trang thiết bị theo yêu cầu của sản xuất ngoài ra cần phải có diện tích dự phòng khi mở rộng sản xuất hoặc thay đổi nhiệm vụ lao động. khi bố trí nơi làm việc phải chú ý đến dòng di chuyển của nguyên vật liệu, đường đi của công nhân trong quá trình lao động sao cho ngắn nhất để giảm được hao phí thời gian vào việc vận chuyển nguyên vật liệu và tiết kiệm được sức lực của công nhân
Phải phù hợp với thị lực của con người thông tin mà con người thu được là thông qua thị giác vì vậy việc bố trí các đối tượng lao động, dụng cụ công nghệ ở nơi làm việc phải lưu ý đến vùng nhìn của mắt, là khoảng không gian mà trong đó mắt có thể kiểm soát và phân biệt được các đối tượng quan sát nhanh nhất và dõ nét nhất. Để đáp ứng được yêu cầu của thị lực thì cần chú ý đến việc bố trí các nguồn sáng. Các nguồn sáng được bố trí sao cho không được tạo thành các bong đen tại nơi làm việc, không được chói lóa trong phạm vi thường nhìn của mắt, ánh sáng phải được phân bố đều trên bề mặt chi tiết gia công
Tạo được tư thế làm việc hợp lý tư thế làm việc hợp lý sẽ tạo điều kiện để giảm hao phí năng lượng trong quá trình lao động, thực hiện các thao tác một
56
cách thuận lợi, chính sác, nâng cao năng suất lao động và mệt mỏi ít hơn. Trên thực tế có 3 tư thế làm việc là ngồi, đứng và kết hợp giữa đứng và ngồi:
+ Đối với tư thế ngồi cần phải tạo ra được mặt chỗ ngồi,mặt bàn làm việc, chỗ tựa lưng, chỗ đặt chân có kích thước phù hợp với nhân chủng học của con người.
+ Đối với tư thế đứng thường phải bỏ ra lực tác dụng tương đối lớn, nhịp độ âm thanh và hoạt động tương đối rộng, vì vậy phải có tư thế đứng hợp lý hơi nghiêng về phía trước 10-15 độ, tư thế đứng phải mất một lượng hao phí năng lượng để giữ cho cơ thể dứng thẳng do đó khi bố trí phải trang bị thêm một ghế để công nhân ngồi nghỉ trong thời gian ngắn.
+ Tư thế kết hợp giữa đứng và ngồi được sử dụng cho nhiều công việc trong tư thế này công nhân ít mệt mỏi hơn vì có sự thay đổi làm việc của các nhóm cơ trong cơ thể.
Đảm bảo sự tiết kiệm động tác để đảm bảo cho yêu cầu tiết kiệm động tác của công nhân thì khi bố trí các phương tiện vật chất kỹ thuật tại nơi làm việc cần chia chúng ra làm 2 loại sử dụng thường xuyên và sử dụng không trong thời gian ngắn và bố trí chúng một cách hợp lý theo nguyên tắc sau:
+ Những dụng cụ sử dụng thường xuyên phải được bố trí trong vùng làm việc tối ưu còn các loại khác thì tùy theo mức độ sử dụng mà bố trí nhưng không vượt quá khoảng cách 560mm với tư thế ngồi và 750mm với tư thế đứng.
+ Những vật dụng tay phải thì đặt bên phải, vật dụng tay trái thì để bên trái, đảm bảo thuận tay cho người sử dụng.
+ Những vật dụng theo trình tự nhất định thì đặt cạnh nhau để sử dụng động tác ngược lại.
+ Mỗi dụng cụ phải để ở vị trí cố định để đỡ mất thời gian tìm.
Đảm bảo an toàn lao động và thẩm mỹ lao động thì nơi làm việc phải chú ý đến các vấn đề sau:
+ Đường vận chuyển phải đủ rộng để đề phòng tai nạn xảy ra khi vận chuyển.
+ Các đường vận chuyển nếu cắt nhau thì phải tạo thành một góc 90 độ. + Các thiết bị nên bố trí vuông góc với đường vận chuyển để khi cần có thể tạp thành hang rào che chắn cho công nhân.
+ Sắp đặt các loại nguyên vật liệu, sản phẩm phải gọn gàng, vững chắc tránh đổ rơi.
+ Nơi làm việc phải được bố trí gọn gàng đẹp mắt tạo cảm xúc mạnh và kích thích hưng phấn lao động của công nhân.
57