Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 59)

4.3.1 Chủng loại, đặc điểm kết cấu và yêu cầu chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm có kết cấu phức tạp là sản phẩm gồm nhiều chi tiết hợp thành, yêu cầu về kỹ thuật cao, quá trình công nghệ gồm nhiều dạng gia công khác nhau, nhiều bước công việc khác nhau. Sản phẩm càng phức tạp phải trang bị nhiều máy móc thiết bị, dụng cụ chuyên dùng vì thế khó khăn trong việc chuyên môn hóa nơi làm việc nâng cao loại hình sản xuất. Sản xuất càng đơn giản càng có nhiều khả năng chuyên môn hóa nơi làm việc và nâng cao loại hình sản xuất.

Nếu chủng loại sản phẩm ít và đơn giản thì cơ cấu sản xuất sẽ đơn giản hơn. Đặc điểm của kết cấu sản phẩm như số lượng các chi tiết, tính phức tạp của kỹ thuật sản xuất, yêu cầu độ chính xác… có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất. sản phẩm có tính công nghệ cao hoặc quá trình sản xuất đơn giản có thể làm cho cơ cấu sản xuất đơn giản hơn.

4.3.2 Chủng loại, khối lượng, đặc tính cơ lý hóa của nguyên vật liệu cần dùng.

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận phục vụ sản xuất, vì khối lượng chủng loại nguyên vật liệu cần dùng cùng những đặc tính của nó sẽ yêu cầu hệ thống kho bãi, diện tích sản xuất qui mô công tác vận chuyển thích hợp. Ngoài ra nhân tố này cũng ảnh hưởng tới các bộ phận sản xuất chính vì có thể nó sẽ yêu cầu tổ chức một cơ cấu sản xuất phù hợp với việc xử lý các nguyên vật liệu.

4.3.3 Máy móc, thiết bị công nghệ.

Việc lựa chọn máy móc, thiết bị công nghệ có thể đặt ra bởi các yêu cầu kỹ thuật, nói chung đây không phải là nội dung của tổ chức sản xuất nhưng máy móc thiết bị lại ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất vì vậy việc sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị cần có những cách thức tổ chức thích hợp.

59

4.3.4 Trình độ chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất.

Một xí nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao thể hiển ở chủng loại sản phẩm nó sản xuất ít và số lượng sản phẩm mỗi loại lớn. Điều kiện chuyên môn của xí nghiệp như vậy cho phép có thể chuyên môn hóa cao đối với các nơi làm việc và bộ phận sản xuất.

Chuyên môn hóa còn có thể dẫn tới khả năng tăng cường hợp tác giữa các xí nghiệp, làm giảm chủng loại và gia tăng khối lượng chi tiết bộ phận chế biến trong xí nghiệp, nâng cao hơn nữa loại hình sản xuất.

Nói chung, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất là khách quan, chung gây ra tác động tổng hợp lên loại hình sản xuất. Hơn nữa, các nhân tố ảnh hưởng lên loại hình sản xuất luôn biến đổi nên công tác tổ chức sản xuất phải nghiên cứu phát hiện các yếu tố này để điều chỉnh loại hình sản xuất thích hợp. Ngoài ra, với nhưng điều kiện nhất định, nếu chúng ta chủ động đưa ra các biện pháp thích hợp thì có thể làm ổn định nhiệm vụ sản xuất cho các nơi làm việc.

4.3.5 Phương hướng hoàn thiện cơ cấu sản xuất.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất mang tính khách quan, và chúng luôn biến đổi, chính vì thế cơ cấu sản xuất cần phải được hoàn thiện phù hợp với những điều kiện và đang dược hình thành.

Một cơ cấu sản xuất được coi là hợp lý khi nó phản ánh đầy đủ và đúng đắn quá trình sản xuất sản phẩm, những đặc điểm về công nghệ chế tạo, qui mô và loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Mặc khác nó phải đảm bảo tính hợp lý xét trên cả hai mặt: sắp xếp bố trí các bộ phận sản xuất trong không gian và mối liên hệ sản xuất giữa chúng trên cơ sở tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất. Ngoài ra, cơ cấu sản xuất cũng phải đảm bảo khả năng nhất định trong quá trình phát triển sản xuất của doanh nghiệp.

4.3.6 Lựa chọn đúng nguyên tắc xây dựng bộ phận sản xuất.

Các bộ phận sản xuất trong hệ thống sản xuất có thể xây dựng theo các nguyên tắc đối tượng, công nghệ hay hỗn hợp.

4.3.6.1 Bố trí theo nguyên tắc đối tượng.

60

Bộ phận sản xuất được xây dựng theo nguyên tắc đối tượng nghĩa là nó chỉ có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hay chi tiết nhất định.

4.3.6.2 Bố trí theo nguyên tắc công nghệ.

Bộ phận sản xuất được xây dựng theo nguyên tắc công nghệ bao gồm các nơi làm việc giống nhau, bố trí các máy móc thiết bị giống nhau nhằm thực hiện một giai đoạn công nghệ nhất định.

61

Bài 5

Tính hợp tác trong sản xuất Mục tiêu:

- Mô tả được mối quan hệ giữa bộ phận làm việc của người lao động với các bộ phận liên quan tại nơi thực tập.

- Chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động trong sản xuất

Nội dung: 5.1 Khái niệm

Hợp tác là cách mà nhiều người cùng làm việc với nhau để hướng đến một mục tiêu chung và thông qua đó, mỗi cá nhân sẽ nâng cao kiến thức và hoàn thiện bản thân hơn. Do đó, mỗi cá nhân cần thiết phải trang bị cho mình kỹ năng hợp tác.

Hợp tác là một kỹ năng quan trọng để có được thành công trong cuộc sống. Bạn cần phải hiểu từ sớm rằng việc hợp tác với người khác sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn trong bất kỳ một hoạt động nào, từ việc chơi trò chơi cho đến học tập cũng như công việc, các vấn đề khó khăn gặp phải khi đi làm. Bên cạnh đó, việc biết hợp tác với người khác còn giúp bạn trở thành người có kỹ năng

giao tiếp tốt, biết tôn trọng người khác và có lòng trắc ẩn. Nhưng làm thế nào để

có kỹ năng hợp tác là điều không phải ai cũng nắm được.

5.2 Những lý do căn bản

Trong cuộc sống cũng như trong công việc thì kỹ năng hợp tác là rất quan trọng vì nó mang đến cho chính bản thân và nhóm của chúng ta.

5.2.1. Tìm ra vấn đề và giải quyết nhanh chóng

Khi làm việc với một nhóm người thì đồng nghĩa với việc bạn đang có cơ hội để tiếp xúc với kho tàng kiến thức cũng như kỹ năng khổng lồ vì mỗi người mà bạn hợp tác có một chuyên môn riêng. Vì vậy, nếu bạn có kỹ năng lắng nghe những ý kiến của thành viên trong nhóm và chọn lọc được để áp vào công việc thì bạn sẽ phát hiện ra vấn đề phát sinh (nếu có) trong công việc và có thể giải quyết vấn đề nhanh hơn. Từ đó, chắc chắn tiến độ và hiệu quả công việc sẽ gia tăng.

5.2.2 Nhận thức tốt hơn về bản thân

Kỹ năng hợp tác có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để tận dụng các kỹ năng tốt nhất của mình và xác định xem lĩnh vực nào mà bạn sẽ cần có sự hỗ trợ từ những người khác có chuyên môn. Vì thế, bạn và đồng đội sẽ có thể làm việc hiệu quả hơn với nhau để nâng cao năng lực. Bạn cũng sẽ trở nên hoàn thiện hơn sau khi dự án kết thúc nếu rèn luyện kỹ năng cộng tác tốt.

62

5.2.3 Học hỏi được nhiều điều

Khi cộng tác với mọi người, bạn sẽ có cơ hội học hỏi từ những thành viên khác để trau dồi các kỹ năng hợp tác cũng như kinh nghiệm cho bản thân mình.

5.2.4 Nâng cao hiệu quả công việc

Làm việc với nhiều người đương nhiên sẽ hơn so với làm một mình bởi vì nó giúp cho bạn làm mọi thứ dễ dàng hơn và sớm hoàn thành công việc theo đúng deadline. Công việc sẽ được phân chia cho nhiều người theo đúng chuyên môn của từng người nên thay vì phải “đau đầu nhức óc” với các nhiệm vụ mà bạn không có chuyên môn thì khi hợp tác với nhóm của mình, bạn hoàn toàn có thể tập trung toàn lực vào lĩnh vực mà bạn hứng thú nhất. Bạn cũng sẽ được các thành viên khác trong nhóm góp ý để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

5.4.3 Làm gì để hợp tác thành công

Nói đến hợp tác, ai cũng chỉ nghĩ đơn giản là “làm việc cùng nhau”, tuy nhiên, nó không đơn thuần chỉ có vậy. Nếu bạn đang làm việc với những người khác trong một dự án, hãy lưu ý những điều sau:

Phân chia công việc rõ ràng giữa các thành viên trong nhóm. Giữ liên lạc với các thành viên để chia sẻ các thông tin cần thiết.

Thống nhất về mục tiêu và phương án triển khai công việc để hoàn thành nhiệm vụ.

Ghi nhận và tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm.

Không ngại đối mặt với khó khăn, thử thách và tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh. Không đổ lỗi hay chỉ trích thành viên trong nhóm.

Đánh giá kết quả sau hợp tác.

Cùng với kỹ năng hợp tác, bạn có thể tham khảo nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,... Ngoài kinh nghiệm chuyên môn thì đây cũng là những yếu tố mà nhà tuyển dụng coi trọng khi tìm kiếm ứng viên trình độ cao.

5.4 lTinh thần hợp tác với người khác

Xã hội loài người tồn tại dựa trên mối liên hệ chặt chẽ giữa các cá nhân. Mỗi cá nhân đóng vai trò quyết định, không thể thiếu trong một chuỗi các hoạt động nhằm đạt đến mục đích nào đó của tập thể. Bởi thế, nếu con người không hợp tác với nhau, cùng hướng đến mục đích chung nhất thì công việc không được hoàn thành, mục đích không đạt tới, xã hội sẽ tan rã.

63

Ở những công việc đơn giản, mỗi cá nhân có thể tự hoàn thành được và nhận lấy một lợi ích nhất định. Nhưng ở những công việc phức tạp, cần một sức mạnh trí tuệ và thể chất lớn đòi hỏi con người phải hợp tác với nhau. Chính tinh thần hợp tác của con người sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất, đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc có ý nghĩa thúc đẩy xã hội loài người phát triển.

Điều ấy chứng thực rõ ràng trong đời sống. Trong sản xuất nông nghiệp, để tạo ra lúa gạo, người nông dân có thể tự cày cấy và làm ra những hạt gạo thơm. Thế nhưng, trong khoa học vũ trụ, không một cá nhân nào có thể làm một mình. Sự hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ không chỉ là một vài người mà là một tập thể vô cùng lớn. Có khi là sự hợp tác của cả loài người vì sự tiến bộ chung.

Tinh thần hợp tác mang lại sức mạnh vô biên. Hợp tác để giải quyết những vấn đề chung, có ảnh hưởng đến tất cả các cá nhân. Hợp tác giúp xã hội phát triển ổn định, giũ vững đọc lập đất nước, bảo vệ thế giới trước những hiểm họa.

Nhờ có ý thức hợp tác, tinh thần đoàn kết, cùng đồng tâm nhất trí cho nên dân tộc mới có đủ sức mạnh đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ toàn vện lãnh thổ đất nước và độc lập dân tộc. Cũng nhờ biết hợp tác, nhân loại mới có thể giải quyết các hiểm họa như: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, vũ khí hạt nhân,… để bảo vệ sự sống trên trái đất. Trong bất kì thời đại nào, nếu con người không biết hợp tác với nhau sẽ dẫn đến nguy có hủy diệt.

5.5 Rèn luyện và phát huy tinh thần hợp tác

Cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vài trò và lợi ích của tinh thần hợp tác trong đời sống xã hội. Phải xem tinh thần hợp tác là nguyên tắc sống còn để duy trì sự tồn tại của lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và sự tồn tại của xã hội.

Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

Xây dựng tinh thần hợp tác giữa bản thân và tập thể trong công việc. Đặc biệt là đối với những công việc chung, có tính chất phức tạp, có ảnh hưởng đến tập thể, xã hội và đất nước. Cần đặt lợi ích của tập thể, của đất nước lên trên hết để phát huy cao độ tinh thần hợp tác. Không vì lợi ích nhỏ của bản thân mà làm tổn hại đến lợi ích chung của tập thể, của đất nước.

Tuyên truyền, cổ động, giải thích về ý nghĩa, vai trò và trách nhiệm hợp tác của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Đồng thời phê phán, lên án nhưng người thiếu tinh thần, trách nhiệm hợp tác trong công việc. Hợp tác chính là đoàn kết

64

với nhau, cùng hướng đến lợi ích chung của cộng đồng. Một khi cộng đồng thiếu ổn định thì đời sống và lợi ích của cá nhân cũng khó được đảm bảo.

Phê Phán: Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người thiếu ý thức hợp tác

trông công công việc. Họ sống ích kỉ, chỉ biết việc mình mà không quan tâm đến tập thể. Trong công việc, họ thường lười biếng, né tránh, chậm trễ, trì trệ. Chính vì sự lơ là của họ mà làm ảnh hưởng đến công việc và lợi ích của nhiều người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức: Hợp tác tạo nên sức mạnh to lớn đưa con người đến

thành công. Nếu không biết hợp tác con người sẽ thất bại trong công việc. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân vì tranh giành lợi ích. Xã hội sẽ rối loạn, đất nước không thể phát triển được.

65

Bài 6

Thực hiện các công việc của người thợ trong nhà máy Mục tiêu:

- Gia công các chi tiết, sản phẩm trên các máy tại xưởng công ty - Sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống máy móc

- Lắp ráp các chi tiết theo bản vẽ

- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện và vệ sinh công nghiệp

Nội dung:

6.1 Gia công sản phẩm cơ khi

Như đã biết thì trong ngành công nghệ chế tạo máy thì có rất nhiều phương pháp gia công khác nhau. Và chúng ta thường quen thuộc và hay đề cập đến các phương pháp gia công có phoi ( Tiện, phay, bào, mài, khoan, khoét, doa,....) hay các phương pháp gia công không phoi( lăn, ép, dập, ....) về mặt gia công thì có thể phân loại ra làm gia công thô và gia công bán tinh, gia công tinh.... Vậy có rất nhiều cách phân loại, rất nhiều phương pháp gia công khác nhau, để đơn giản nhất và dễ hiểu nhất thì chúng ta nên phân loại Phương pháp gia công theo 2 loại, đó là:

+ Phương pháp gia công truyền thống + Phương pháp gia công tiên tiến

Các phương pháp gia công truyền thống là các phương pháp gia công sử dụng các dụng cụ có độ cứng cao hơn độ cứng của chi tiết gia công( phôi ) để bóc tách đi vật liệu. Đặc trưng của phương pháp gia công truyền thống là để tạo hình bề mặt cần có một quan hệ tích hợp giữa chuyển động của dụng cụ và chi tiết gia công. Các phương pháp gai công truyền thống thì rất quen thuộc với chúng ta đó là : Tiện, Phay, Bào, Mài, Khoan, Khoét, Doa... , các phương pháp chế tạo răng: Phay lăn răng, xọc răng,...

Ngày nay với sự phát triển khôn ngừng của khoa của khoa học kỹ thuật, công nghệ vật liệu đã tạo ra nhiều loại vật liệu mới đáp ứng cho nhu cầu thị trường và sự phát triển tiên tiến của nhân loại thì các phương pháp gia công truyền thống khó có thể đáp ứng được chất lượng và yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Chính vì vậy mà các phương pháp gia công tiên tiến ra đời hay còn gọi là các phương pháp gia công không truyền thống. Đó là các phương pháp gia công đặc biệt: Gia công bằng tia nước, gia công bằng tia hạt mài, siêu âm, gia công bằng điện hóa, gia công bằng xung điện hay gia công bằng tia lade...

66

Hình 6.1: Gia công tiện CNC

Gia công tiên tiến Gia công truyền thống

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)