Calip kiểm tra

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành kỹ thuật đo lường (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 43 - 48)

1.7.1 Cấu tạo.

Calip trục gồm thân I và hai đầu đo 2,3- (Hình 1.60)

Đầu dài 2 là đầu Q có kích thước danh nghĩa được chế tạo theo kích thước giới hạn nhỏ nhất của lỗ cần kiểm tra.

Đầu ngắn 3 là đẩu KQ có kích thước danh nghĩa được chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất của lỗ cần kiểm tra.

Hình 1.60: Calip

1.7.2 Phân loại Calip.

Trong sản xuất hàng khối, khi trong nhà máy cần kiểm tra hàng ngày các chi tiết theo cùng một kích thước, người ta sử dụng rộng rãi các dụng cụ có kết cấu cứng vững. Đó là các calip giới hạn. Các calip không có cơ cấu để xác

43

định kích thước, với calip người ta chi có thể xác định kích thước thực của chi tiết có nằm trong giới hạn dung sai hay không. Sử dụng calip giới hạn việc đo kiểm sẽ đơn giản hơn nhiều, vừa giảm dược thời gian, vừa tăng được chất lượng đo kiểm.

Tổng quát người ta chia ra: (Hình 1.61)

- Calip công tác: để kiểm tra chi tiết trong khi gia công. - Calip nghiệm thu: để kiểm tra thành phẩm.

- Calip hiệu đối: để kiểm tra lại độ chính xác của hai loại calip trên.

- Theo phạm vi sử dụng người ta chia thành: calip trơn, calip côn. calip ren. calip then hoa… trong mỗi loại, khi kiểm tra mặt trong dùng calip trục, khi kiểm tra mặt ngoài dùng calip hàm.

- Calip trục (còn gọi là calip nút)

44

Trong sản suất hàng loạt, để kiểm tra ren người ta thường dùng Calíp giới hạn. Ren ngoài người ta dùng calip vòng, ren trong người ta dùng calip trục. Calip giới hạn có hai đầu: Đầu lọt có biên dạng ren chính xác, khi kiểm tra ta vặn hết chiều dài của đoạn ren cần kiểm tra. Đầu không lọt có khoảng 2 – 3 vòng ren với biên dạng ren co hẹp lại, đầu này chỉ có thể vặn vào ren kiểm tra có kích thước đúng không quá 1 -2 vòng ren. (Hình 1.62)

Hình 1.62: Calip giới hạn

1.7.3 Phương pháp sử dụng.

- Đầu lọt của calíp giới hạn để đo lỗ được chế tạo theo kích thước giới hạn nhỏ nhất của sàn phẩm, đầu không lọt chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất cùa sản phẩm.

- Để kiêm tra trục, đâu lọt chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất của sản phẩm, đầu không lọt chế tạo theo kích thước giới hạn nhỏ nhất của sản phẩm.

- Kích thước của sản phẩm sẽ nằm trong giới hạn đã cho nếu đầu lọt của calíp lọt qua sản phẩm cần kiểm tra.

- Để kiểm tra chiều dài của sản phẩm hình thành giữa các bề mặt song song bằng calíp kiểm tra kiểu hàm, dung sai được áp dụng theo dung sai của calíp hình trụ trơn.

1.7.3.1 Calip nút.

Dùng để kiểm tra kích thước của lỗ, rãnh các chi tiết gia công khi sản xuất hàng loạt (Hình 1.63.a,b,c,d).

Cấu tạo calíp gồm có thân 1 và hai đầu đo: đầu qua 2 và đầu không qua 3 (hình vẽ). Đầu qua có chiều dài lớn hơn đầu không qua.

45

Kích thước danh nghĩa của đầu qua được chế tạo theo kích thước giới hạn nhỏ nhất, kích thước danh nghĩa của đầu không qua được chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất của chi tiết cần kiểm tra.

Để thuận tiện cho việc sử dụng, calíp nút dùng cho những phạm vi kích thước khác nhau được chế tạo theo nhứng kết cấu khác nhau. Hình vẽ giới thiệu một số kiểu calíp nút theo TCVN2753 - 78- TCVN - 2780 - 78:

Ví dụ: Cần kiểm tra lỗ có kích thước 30H7

Tra bảng dung sai và lắp ghép ta có 300,021 chọn calíp kiểm tra có kích

thước danh nghĩa đầu qua là : dQ = 30mm và kích thước danh nghĩa đầu không qua là:

dKQ = 30,021 mm.

Qua ví dụ trên ta thấy mỗi calíp chỉ dùng để kiểm tra một kích thước nhất định của một loạt chi tiết, các chi tiết khác có cùng kích thước danh nghĩa cũng không dùng được.

- Ví dụ : Calíp dùng để kiểm tra lỗ 30H7 không dùng để kiểm tra lỗ 30H6 hoặc lỗ 30H8 được.

Hình 1.63.a: Ca lip nút dạng thanh.

46

Hình 1.63.c: Calip 1 phiá

Hình 1.63.d: Calip phẳng 2 đầu

1.7.3.2 Ca lip hàm.

Calíp hàm dùng để kiểm tra kích thước của chi tiết trục trong sản xuất hàng loạt. Cũng giống như calíp nút, calíp hàm cũng có thân và hai hàm đo, trong đó có một hàm đo qua và một hàm không qua, được ký hiệu là Q và KQ

Khác với calíp nút, kích thước danh nghĩa của hàm qua được chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất, kích thước danh nghĩa của hàm không qua được chế tạo theo kíh thước giới hạn nhỏ nhất của kích thước cần kiểm tra.

Ví dụ khi cần kiểm tra kích thước trục:45-0,008+0,012

Kích thước danh nghĩa của hàm qua là: DQ = dmax = 45+ 0,012 = 45,012mm kích thước danh nghĩa của hàm không qua:

DKQ = dmax = 45+ (-0,008) = 44,992mm

Calíp hàm được chế tạo theo nhiều kiểu dùng cho những phạm vi đo khác nhau (Hình 1.64).

Hình 1.64: Calip hàm

1.7.4 Công dụng của Calip.

Trong sản xuất hàng loạt, khi kiểm tra kích thước sản phẩm thường người ta không cần đo để xác định giá trị thực của kích thước chi tiết mà chỉ cần xác định xem kích thước của chi tiết có nằm trong phạm vi dung sai cho phép hay

47

không.Trong cơ khí người ta chế tạo ra một loại dụng cụ đơn giản để kiểm tra kích thước giới hạn của chi tiết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành kỹ thuật đo lường (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)