Máy đo độ cứng Vicker

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành kỹ thuật đo lường (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 57 - 59)

Hình 2.6: Máy thử độ cứng Micro Vickers NOVOTEST-MCV-1

2.3.1 Thông số kỹ thuật.

–Thang đo: HV0.01, HV0.025, HV0.05, HV0.1, HV0.2, HV0.3, HV0.5, HV1 – Khoảng đo: 5-3000 HV

– Độ phân giải: 0.5HR – Thời gian đo: 5~99 sec

– Đầu ra dữ liệu: Màn hình LCD, máy in bên trong, RS232 data port – Chuyển đổi thang đo: HRA, HRB, HRC, HRD, HRF, HV, HK, HBW, HR15N, HR30N, HR45N, HR15T, HR30T, HR45T.

– Tải kiểm tra: 10gf (0.098N), 25gf (0.245N), 50gf (0.49N), 100gf (0.98N), 200gf (1.96N), 300gf (2.94N), 500gf(4.9N), 1000gf (9.8N)

– Chiều cao mẫu tối đa: 90 mm – Độ sâu mẫu kiểm tra: 120 mm

– Hệ thống đo quang học: vật kính 10X, 40X, thị kính 10X, phóng đại 100X, 400X, khoảng đo: 0-200µm

– Độ sâu mẫu kiểm tra: 120 mm

– Nguồn cung cấp: 220V±5%, 50~60Hz

– Điều kiện hoạt động: nhiệt độ 0…+40 °С, độ ẩm tới 65% – Kích thước: 580*410*870 mm

7

2.3.2 Chức năng của máy thử độ cứng Vickers.

Phép kiểm tra độ cứng Vickers được phát minh vào năm 1922 bởi kỹ sư Smith và Sandland, tại vương quốc Anh. Như là một sự thay thế cho phương pháp đo độ cứng Brinell. Chỉ số độ cứng được quyết định bởi trọng lượng trên diện tích bề mặt của vết lõm.

Các tính toán của phép kiểm tra độ cứng Vickers không phụ thuộc kích cỡ của đầu thử. Đầu thử có thể sử dụng cho mọi loại vật liệu. Phép thử này sử dụng một mũi thử kim cương hình chóp 4 cạnh có kích thước tiêu chuẩn, góc giữa các mặt phẳng đối diện là 136o(±3o). Mũi thử được ấn vào vật liệu dưới tác dụng của các tải trọng 50N, 100N, 200N, 300N, 500N, 1000N. Sau khi cắt tải trọng, tiến hành đo đường chéo D1, D2 của vết lõm, và tra theo bảng sẽ có trị số độ cứng Vickers (hoặc giá trị cho trên màn hình nếu dùng máy hiển thị số) (Hình 2.7).

Hình 2.7: Đầu thử cứng Vickers

Độ cứng Vickers tính bằng F/S. Lấy lực thử F chia cho diện tích bề mặt lõm S. Bề mặt lõm S được tính theo độ dài trung bình hai đường chéo d. Bề mặt lõm được tạo thành khi tác dụng một lực vào mẫu thử với mũi đột kim cương, hình chóp.

Ưu điểm, nhược điểm của máy thử độ cứng Vickers.

Ưu điểm Nhược điểm

– Có thể so sánh với nhiều tải trọng – Một phương pháp cho tất cả vật liệu

8

2.3.3 Ứng dụng của máy thử cứng Vickers.

- Máy thử độ cứng Micro Vickers được sử dụng để kiểm tra độ cứng với độ chính xác cao các vật liệu lớp cacbon, gốm, thép, kim loại màu; tấm, lá kim loại, lớp mạ, mẫu vật mịn, các lớp cứng bề mặt; lớp phủ; lớp thấm cacbon và lớp cứng; các bề mặt song song; vật mỏng và nhỏ, khi sử dụng các máy đo độ cứng khác là không thể.

– Máy đo độ cứng HV vickers có màn hình hiển thị độ tương phản lớn. Thiết bị rất tiện dụng và dễ cài đặt và vận hành.

– Máy thử độ cứng có màn hình LCD lớn với menu thao tác dễ dàng. Thiết bị được trang bị máy in tích hợp

– NOVOTEST TC-MCV-1 có kính hiển vi quang học để đo các đường chéo thu được của các dấu ấn. Giá trị độ cứng được tính toán hoàn toàn tự động, không sử dụng bảng thủ công. Người vận hành nhìn thấy giá trị độ cứng sẵn sàng trên màn hình LCD.

– Máy đo độ cứng có chức năng: tính toán độ cứng tự động, lưu trữ, hiển thị, in kết quả và chuyển đổi giá trị độ cứng sang các thang đo khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành kỹ thuật đo lường (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)