Quy trình công nghệ chế tạo chi tiết dạng trục

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy trình công nghệ (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 29 - 31)

c) Gia công các lỗ không cơ bản

5.3 Quy trình công nghệ chế tạo chi tiết dạng trục

Trục là loại chi tiết đ ược dùng rất phổ biến trong ngành Chế tạo máy, nó có nhiệm vụ truyền chuyển động quay, mômen xoắn cho nên chịu biến dạng phức Các chi tiết dạng trục có bề mặt cơ bản cần gia công là mặt tròn xoay ngoài, mặt này th ường dùng làm mặt lắp ghép.

Tùy theo kết cấu mà ta có thể chia ra các chi tiết dạng trục ra các loại sau:

- Trục trơn: trên suốt chiều dài l, trục chỉ có một kích th ước đ ường kính d.

Với l/d < 4 là trục trơn ngắn; 4 ≤ l/d ≤ 10 là trục trơn th ường; l/d > 10 là trục trơn dài.

Trục bậc: trên suốt chiều dài l của trục có một số kích th ướcđ ường kính

khác nhau. Trên trục bậc có thể có rãnh then, rãnh then hoa hoặc có ren.

Trục rỗng: có tác dụng làm giảm trọng l ượng và có thể làm mặt lắp ghép.

Trục răng: là loại trục mà trên đó có bánh răng liền trục.

Trục lệch tâm: là loại trục có những cổ trục không cùng nằm trên một đ

ường tâm nh ư trục khuỷu.

5.3.1 Yêu cầu kỹ thuật

Khi chế tạo các chi tiết dạng trục cần bảo đảm các điều kiện kỹ thuật sau: Kích th ước đ ường kính các cổ lắp ghép yêu cầu cấp chính xác 7 ữ 10, một vài tr ường hợp cần cấp 5.

Độ chính xác hình dáng hình học nh ư độ côn, độ ôvan của các trục nằm trong khoảng 0,25 - 0,5 dung sai đ ường kính cổ trục.

Độ lệch tâm giữa các cổ trục lắp ghép không quá 0,01 - 0,03 mm.

Độ không song song của các rãnh then hay then hoa đối với tâm trục không quá 0,01 mm trên 100 mm chiều dài.

Độ nhám của các cổ trục lắp ghép đạt Ra = 1,25 - 0,63; các mặt đầu Rz =40 -20; các bề mặt không lắp ghép Rz = 80 - 40.

Tính chất cơ lý của bề mặt trục như độ cứng bề mặt, độ thấm tôi thì tùy từng tr ường hợp cụ thể mà đặt điều kiện kỹ thuật.

Ngoài ra, đối với một số trục làm việc ở tốc độ cao thì còn có yêu cầu về cân bằng tĩnh và cân bằng động để khử rung động trong quá trình làm việc.

5.3.2 Vật liệu và phương pháp chế tạo phôi

Vật liệu để chế tạo các chi tiết dạng trục thông th ường là thép cacbon nh ư thép

35, 40, 45; thép hợp kim nh ư 40Cr; 40Mn, 50Mn... dùng cho trục chịu tải trọng lớn. Đối với các trục đặc biệt nh ư trục cán, trục khuỷu, trục chính máy cắt kim loại th ường đ ược chế tạo từ gang có độ bền cao, gang cầu vì những vật liệu này có tính chống mòn cao và giảm rung động tốt.

Khi chế tạo trục trơn thì tốt nhất là dùng phôi thanh. Với trục bậc có đ ường kính chênh nhau không lớn lắm thì dùng phôi cánnóng.

Trong sản xuất nhỏ và đơn chiếc, phôi của trục đ ược chế tạo bằng cách rèn tự do hoặc rèn tự do trong khuôn đơn giản trên máy búa, đôi khi dùng phôi cán nóng. Phôi của trục lớn đ ược chế tạo bằng cách rèn tự do hoặc hàn ghép từng phần lại.

Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, phôi của trục đ ược chế tạo bằng dập nóng trên máy dập hoặc ép trên máy ép; với trục bậc có thể rèn trên máy rèn ngang hoặc bằng ph ương pháp đúc.

Đối với phôi trục bằng gang độ bền cao đ ược chế tạo bằng ph ương pháp đúc.

Phôi đúc cho phép giảm l ượng d ư và khối l ượng gia công trong quá trình chế tạo.

5.3.3 Tính công nghệ trong kết cấu

Khi thiết kế chi tiết dạng trục cần phải chú ý các vấn đề sau:

Các bề mặt trên trục có thể gia công đ ược bằng các dao thông th ường. Đ ường kính các cổ trục nên giảm dần về hai đầu.

Giảm đ ường kính trục đến mức có thể mà vẫn đảm bảo khả năng làm việc. Đối với trục dài thì phải chú ý đến việc bố trí luynét đ ược dễ dàng.

Chọn và bố trí các bề mặt nh ư then, ren, rãnh xoắn... phải thích hợp và thuận lợi cho quá trình gia công.

Một vấn đề cần chú ý là quy tình công nghệ chế tạo trục trơn khác hắn trục bậc về tính đơn giản và tính kinh tế, vì vậy cần nghiên cứu khả năng thay trục bậc bằng trục trơn nếu có thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy trình công nghệ (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 29 - 31)