Nội dung của bài: 6.1 Giao đề tà

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy trình công nghệ (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 44 - 48)

6.1 Giao đề tài

6.2 Hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ 6.2.1 Bản vẽ chế tạo của chi tiết 6.2.1 Bản vẽ chế tạo của chi tiết

- Với đầy đủ mặt cắt. hình chiếu (ghi đầy đủ kích thước, dung sai và các điều kiện kỹ thuật khác, ghi rõ những chỗ cần gia công đặc biệt, vật liệu, phương pháp nhiệt luyện, độ cứng yêu cầu).

- Sản lượng chi tiết kể cả thành phần dự trữ cùng những điều kiện hạn chế khác của sản phẩm.

- Hình vẽ bộ phận của sản phẩm, trong đó có chi tiết gia công. - Những tài liệu và thiết bị. máy công cụ, dụng cụ, đồ gá. - Các sổ tay công nghệ chế tạo máy.

6.2.2 Trình tự thiết kế QTCN

Khi tiến hành thiết kế quá trình công nghệ gia công cơ của một chi tiết hay một sản phẩm cần thực hiện những bước sau đây:

- Tìm hiểu tinh năng sử dụng, điều kiện làm việc của chi tiết hay sản phấm, tính ổn định của sản phầm trong nhu cầu sử dụng của xã hội.

- Nghiên cứu về yêu cầu kỹ thuật, kết cấu của chi tiết, sản phẩm; - Xác định quy mô sản xuất và điều kiện sản xuất.

- Xác định thứ tự các nguyên công. Cách gá đặt chi tiết, lập sơ đồ các nguyên công.

- Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi. - Chọn máy cho mỗi nguyên công.

- Xác định lượng dư và dung sai cho các nguyên công. (căn cứ vào đó xác định kích thước cần thiết của phôi.

- Xác đinh dụng cụ cắt và dụng cụ kiếm tra. Thiết kế những dụng cụ đặc biệt. - Xác định các thông số công nghệ (chế độ cắt, v.v...)

- Xác định các đồ gá; thiết kế những đồ gá khi cần. - Xác định bậc thợ.

- Định mức thời gian và năng suất, so sánh với phương án kinh tế. - Lập phiếu công nghệ.

Tùy theo điều kiện, khả năng công nghệ của từng nơi, từng lúc việc thiết kế một quá trình công nghệ có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau.

6.3 Kiểm tra tiến độ thực hiện

6.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm của sinh viên 6.5 Đồ án tham khảo 6.5 Đồ án tham khảo

THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

BƯỚC 1: LẬP SƠ ĐỒ GÁ ĐẶT, CHỌN MÁY, CHỌN DỤNG CỤ CẮT NỘI DUNG CHÍNH NỘI DUNG CHÍNH

1.1 Nguyên tắc chọn chuẩn

Phải đảm bảo được hai yêu cầu :

+ Chất lượng của chi tiết trong quá trình gia công + Nâng cao năng suất và giảm giá thành

a. Nguyên tắc khi chọn chuẩn thô

Thường dùng ở nguyên công đầu tiên trong quá trình gia công cơ. * Yêu cầu

Phân phối đủ lượng dư cho các bề mặt gia công

Bảo đảm độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt không gia công với những bề mặt sắp gia công

* Các nguyên tắc khi chọn chuẩn thô

Nguyên tắc 1: Theo một phương kích thước nhất định nếu trên chi tiết gia

công có một bề mặt không cần gia công thì nên chọn bề mặt không gia công đó làm chuẩn thô. Ví dụ: Hình vẽ 6.1

Ví dụ: Hình vẽ

Theo phương z-z mặt B không công chọn B làm chuẩn thô đảm bảo được yêu cầu thứ 2 và đảm bảo độ đồng tâm giữa B với A và C

Hình 6.2 Định vị chuẩn thô hộp

Nguyên tắc 2: Theo một phương kích thước nhất định nếu trên chi tiết gia

công có 2 hay nhiều bề mặt không gia công thì nên chọn bề mặt không gia công nào có yêu cầu về độ chính xác về vị trí tương quan với các bề mặt gia công là cao nhất làm chuẩn thô.

Ví dụ : Trên hình vẽ

Hình 6.3 Định vị chuẩn thô hộp

Theo phương z- z chi tiết có mặt A,B không gia công. Yêu cầu khoảng cách từ mặt A đến C chính xác hơn khoảng cách từ B đến C.Chọn A làm chuẩn thô

Nguyên tắc 3 :Theo một phương kích thước nhất định nếu trên chi tiết gia

công có tất cả các bề mặt đều gia công thì nên chọn bề mặt nào có yêu cầu phải phân bố lượng dư đều và nhỏ nhất làm chuẩn thô .

Ví du:

Hình 6.4 Định vị chuẩn thô trục

Theo phương z- z chi tiết có tất cả các bề mặt đều gia công nhưng mặt A là mặt lắp ghép .Vì vậy mặt A phải có tính đồng đều do đó lượng dư trên mặt A phải nhỏ và đều Vì vậy chọn mặt A làm chuẩn thô

B

AC C

1

Nguyên tắc 4 : Theo một phương kích thước nhất định nếu trên chi tiết gia

công có rất nhiều bề mặt đủ tiêu chuẩn để chọn làm chuẩn thô thì nên chọn bề mặt nào bằng phẳng trơn tru nhất làm chuẩn thô .

Nguyên tắc 5 : Chuẩn thô nên dùng một lần trong cả quá trình gia công.

Nếu vi phạm lời khuyên này người ta gọi là phạm chuẩn thô . Ví dụ : Trên hình vẽ là gia

công trục bậc

- Lần gá thứ nhất chọn mặt 2 làm chuẩn để gia công mặt 3 .

- Lần gá thứ hai vẫn chọn mặt 2 làm chuẩn để gia công mặt 1 thì phạm chuẩn thô.

Hình 6.5 Định vị chuẩn tinh

b. Nguyên tắc khi chọn chuẩn tinh

* Yêu cầu

- Đảm bảo phân bố đủ lượng dư cho các bề mặt gia công.

- Đảm bảo độ chính xác vị trí tương quan giữa các bề mặt gia công với nhau * Nguyên tắc khi chọn chuẩn tinh

Nguyên tắc 1: Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính ,như vậy sẽ làm

cho chi tiết lúc gia công có vị trí tương tự như khi làm việc Ví dụ : Như hình vẽ trên

Nên chọn mặt lỗ A của bánh răng làm chuẩn tinh , khi đó các kích thước đạt được độ chính xác cao

Nguyên tắc 2: Cố gắng chọn chuẩn định vị trùng với gốc kích thước để sai

số chuẩn c = 0

Nguyên tắc 3: Chọn chuẩn sao cho khi gia công chi tiết không bị biến dạng

do lực cắt, lực kẹp. Mặt chuẩn phải đủ diện tích định vị .

Nguyên tắc 4: Chọn chuẩn sao cho kết cấu đồ gá đơn giản và thuận tiện khi

sử dụng

Nguyên tắc 5: Cố gắng chọn chuẩn thống nhất cho nhiều lần gá đặt. Chuẩn

tinh thống nhất là chuẩn tinh được sử dụng ở nhiều nguyên công. Chọn chuẩn tinh thống nhất sẽ giảm được chi phí thiết kế chế tạo đồ gá, hạ giá thành gia công.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế quy trình công nghệ (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)