Khái niệm chi tiết thích nghi Adapting

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô hình hóa sản phẩm cơ khí (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 133 - 134)

- Tube & Pipe được tích hợp trên môi trường lắp ráp, chứa những công cụ

8.1 Khái niệm chi tiết thích nghi Adapting

Chi tiết thích nghi là chi tiết có thể thay đổi các thông số của mình một cách tự động khi được gắn các ràng buộc trong mối ghép với chi tiết khác hoặc kích thước của nó phụ thuộc (Reference) vào kích thước của một chi tiết khác nếu chi tiết này thay đổi kích thước.

Trường hợp thứ nhất là một kích thước của chi tiết thích nghi không bị bất cứ ràng buộc nào (chưa ấn định giá trị hoặc công thức - để kích thước cho tự do), khi lắp ráp kích thước tự do này tự động thay đổi để phù hợp với yêu cầu lắp ráp (dài ra hoặc ngắn lại để bằng với chi tiết khác v.v...).

Trong trường hợp kích thước của chi tiết thích nghi phụ thuộc vào chi tiết khác (chủ thể) thì các kích thước phụ thuộc đó không thể thay đổi được mà chỉ

tự động thay đổi khi kích thước của chi tiết chủ thể thay đổi.

- Các hình khối hoặc chi tiết được thiết lập thích nghi khi:

+ Hình phác không bị ràng buộc kích thước (chưa cho kích thước). + Hình khối được tạo ra từ hình phác chưa cho kích thước.

+ Hình khối có các góc hoặc phần đùn lên không cố định.

+ Các đối tượng dựng hình được tạo ra từ hình khối khác hoặc chi tiết khác. + Hình phác là các hình chiếu từ hình phác hoặc hình khối gốc

+ Chi tiết chứa hình phác hoặc hình khối thích nghi.

+ Cụm chi tiết con có chứa các chi tiết có hình phác hoặc hình khối thích nghi.

- Chi tiết thích nghi được sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Khi cụm chi tiết không được xác định hoàn toàn đầy đủ và chi tiết hoặc cụm chi tiết con là những đối tượng mà kích thước của chúng chưa được xác định chắc chắn trong cụm lắp ráp sắp tới.

+ Khi vị trí và kích thước của hình khối bị chi phối bởi vị trí và kích thước của chi tiết khác trong cụm lắp ghép.

270

Mỗi dạng chi tiết thích nghi có cách tạo ra riêng, chúng ta sẽ nghiên cứu chúng trong các mục sau đây.

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô hình hóa sản phẩm cơ khí (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)