Sketches và Layers

Một phần của tài liệu Giáo trình NX Unigraphics (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 61 - 71)

- Bạn có thể HideShow phác thảo từ Part Navigator. Không cần phải tạo mỗi Layer cho mỗi phác thảo để ẩn hoặc hiện chúng.

- Khi mở một phác thảo, các Layer của nó sẽ trở thành Layer làm việc. - Khi thoát một phác thảo, các Layer mà bạn thiết lập sẽ còn hay mất tùy vào tùy chọn Maintain Layer StatusPreferences→Sketch→Session Settings.

+ Nếu tick vào ô trên, Layer phác thảo và Work Layer sẽ trở về trạng thái trước đó.

+ Nếu bỏ tick, Layer phác thảo tiếp tục là Work Layer.

- Các đường hỗ trợ dùng để căn chỉnh điểm của các đường, bao gồm các điểm cuối của đường và điểm giữa, điểm cuối của cung,tâm cung và đường tròn. Có hai loại đường trợ giúp:

+ Đường gạch ngang dùng để thể hiện ràng buộc với các đối tượng khác, như đường ngang, thẳng đứng, vuông góc và tiếp xúc.

Hình 2.27

+ 1. Đường chấm chấm thể hiện vị trí canh chỉnh với trung điểm của đường bên cạnh.

+ 2. Đường ngang thể hiện ràng buộc đứng của đường được vẽ.

Các ô nhập của phác thảo.

- Hai hộp thoại này có thể hiện thông số cho lệnh Profile, Line, Arc, và

Circle:

+ Giá trị tọa độ của XC và YC: là giá trị mặc định cho điểm đầu tiên.

Hình 2.28

+ Và giá trị tham số thường dành cho đường cong và dưới là ví dụ.

Hình 2.29

Ô đầu tiên thể hiện tên tham số và ô thứ hai là giá trị của tham số. Để di chuyển qua lại các ô nhập ta nhấn Enter hoặc Tab.

- Xóa các số trong ô nhập:

+ Ta nhấn đúp vào ô và dùng phím Backspace.

- Bạn có thể khóa các thông số trong ô nhập, ví dụ như khóa giá trị tọa độ của XC Enter hoặc tab để tiếp tục thay đổi giá trị của YC mà không ảnh hưởng đến XC.

- Để bỏ khóa giá trị bạn xóa giá trị trong ô nhập. Direct sketching.

- Thanh công cụ Direct Sketch chỉ xuất hiện trong môi trường Modeling. - Khi bạn vẽ điểm và các đường sử dụng các lệnh trên thanh công cụ này thì phác thảo tự động được tạo và kích hoạt. Và chúng sẽ được liệt kê trong Part Navigator.

Chương 3 Các lệnh thiết kế 2D Mục tiêu bài

- Thiết lập, lưu trữ bản vẽ phác thảo 2D;

- Tạo được các ràng buộc về hình học, ràng buộc về kích thước của các đối tượng trong bản vẽ;

- Thực hiện được các lệnh hình học cơ bản, các lệnh hiệu chỉnh để xây dựng biên dạng 2D của chi tiết.

3.1. Lệnh Profile

- Lệnh Profile (Z): kết hợp giữa lệnh Line

và lệnh Arc . Tạo chuỗi đường thẳng và cung tròn nối tiếp nhau. Để vẽ lệnh

Profile chúng ta có thể nhấp trực tiếp một trong hai lệnh trong hộp thoại nhỏ của lệnh Profile.

+ → hoặc giữ chuột trái để tạo cung tròn.

- Sử dụng lệnh Profile để tao một dãy các đường liên tục gồm đường và cung tròn ở chế độ dây. Ở chế độ dây điểm kết thúc của đường này là điểm bắt đầu của đường kia:

- Khi chọn lệnh này ta sẽ chuyển đổi qua lại việc tạo đường thẳng và cung thông qua biểu tượng bên phải.

Hình 3.2

Vị trí của lệnh

Toolbar (Modeling) Direct Sketch→Profile

(DraftingSketch) Sketch Tools→Profile

Menu Menu (ModelingDrafting) InsertSketch CurveProfile

(Sketch) Insert→Curve→Profile 3.2. Line

- Sử dụng lệnh Line vẽ các đường với ràng buộc như bên dưới. Ví dụ này vẽ các đường XC-YC 90 và 70 , và đường thứ hai có chiều dài là 45 và góc 300 độ .

- Khi vẽ các đường chú ý các đường trợ giúp hình nét đứt để vẽ chính xác hơn.

Hình 3.4

- Vị trí của lệnh: Toolbar

(Modeling) Direct Sketch→Line

(Drafting và Sketch ) Sketch Tools→Line

Menu

Sketch Tools→

3.3. Derived Lines

- Lệnh Derived Lines : tạo đường song song trung tuyến giữa điểm đầu và điểm kế tiếp nhau.

- Hoặc: tạo trung tuyến giữa hai đường giao nhau.

Hình 3.6

3.4. Lệnh Arc

- Lệnh Arc (A) : tạo cung tròn qua ba điểm hay qua bán kính

tâm .

Hình 3.7

Vị trí của lệnh: Toolbar

(Modeling) Direct Sketch→Arc

(Môi trường Drafting và Sketch) Sketch Tools→Arc

Menu (Modeling và Drafting) Insert→Sketch Curve→Arc (Môi trường Sketch) Insert→Curve→Arc

3.5. Lệnh Circle

- Sử dụng lệnh Circle để tạo hình tròn bằng một trong hai phương pháp:

+ Tâm và đường kính.

+ Hai điểm mà đường tròn đi qua và đường kính.

- Ví dụ dưới xác định đường tròn thông qua tâm và đường kính.

Hình 3.8

- Bạn có thể dùng các giá trị tọa độ hoặc tham số cho cả hai phương pháp trên.

- Vị trí của lệnh:

Toolbar (Modeling) Direct Sketch→Circle

(Drafting và Sketch ) Sketch Tools→Circle

Menu (Modeling và Drafting) Insert→Sketch Curve→Circle (Sketch ) Insert→Curve→Circle

- Circle Method

+ Circle by Center và Diameter : Tạo đường tròn bằng tâm và đường kính.

+ Circle by 3 Points : Tạo đường tròn qua ba điểm.

Hình 3.10

3.6. Lệnh Fillet

- Sử dụng lệnh Fillet để tạo góc bo cho hai, ba đường hoặc nhiều hơn. - Bạn có thể:

+ Cắt tất cả các đường hoặc để không cắt. + Xóa đi phần dư của đường thứ 3 khi bo.

+ Xác định giá trị cho bán kính bo, xem trước phần bo này trước khi chọn bằng cách nhấp Enter để xác nhận giá trị mong muốn.

+ Giữ chuột trái và kéo qua đường đó để tạo góc bo.

Vị trí của lệnh Toolbar

(Modeling) Direct Sketch→Fillet

(Drafting và Sketch ) Sketch Tools→Fillet

Menu (Modeling và Drafting) Insert→Sketch Curve→Fillet (Sketch ) Insert→Curve→Fillet

3.7. Vát góc (Chamfer )

- Sử dụng lệnh Chamfer để tạo phần góc vát cho hai đường phác thảo.

- Các cách tạo góc vát như sau: + Đối xứng.

Hình 3.12

+ Không đối xứng.

+ Theo giá trị Offset (khoảng cách) và góc.

Hình 3.14

Vị trí của lệnh Toolbar

(Modeling) Direct Sketch→Chamfer

(Drafting và Sketch ) Sketch Tools→ Chamfer

Menu (Modeling và Drafting) Insert→Sketch Curve→ Chamfer (Sketch ) Insert→Curve→ Chamfer

Một phần của tài liệu Giáo trình NX Unigraphics (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)