Thiết kế hệ thống dẫn hướng và định vị

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế khuôn mẫu (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 79 - 84)

Có rất nhiều phương pháp để định vị hai tấm khuôn. Phương pháp được chọn phụ thuộc vào hình dạng của chi tiết, độ chính xác của sản phẩm, thậm chí cả tuổi thọ dự kiến của khuôn. Có vài cách chọn sau đây:

[1] Không sử dụng định vị trong khuôn [2] Chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng [3] Khóa côn giữa lòng khuôn và lõi khuôn

[4] Khóa côn giữa nhóm lòng khuôn và lõi khuôn [5] Khóa nêm

[6] Kết hợp [2] với [3], [4], [5] hoặc [6]

Hình 3.69: Hệ thống dẫn hướng và định vị

3.6.1. Chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng

Chức năng chính của chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng là đưa khuôn sau vào khuôn trước thẳng hàng với nhau. Chốt dẫn hướng nằm ở khuôn trước và bạc dẫn hướng nằm ở khuôn sau.

Độ dài của chốt dẫn hướng phải dài hơn miếng ghép cao nhất để tránh hỏng hóc khi đóng khuôn đặc biệt là khi lắp ráp.

a) Các loại chốt chẫn hướng

a) loại chốt dẫn hướng thẳng có vai b) loại chốt dẫn hướng bậc có vai Hình 3.70: Các loại chốt dẫn hướng

b) Các loại bạc dẫn hướng

a) loại bạc dẫn hướng thẳng không vai b) loại bạc dẫn hướng có vai

c) loại bạc dẫn hướng rãnh tra dầu d) loại bạc dẫn hướng tự bôi trơi Hình 3.71: Các loại bạc dẫn hướng

c) Cách lắp bạc dẫn hướng và chốt dẫn hướng

Khi chốt được cài đặt trên tấm hỗ trợ, ổ đỡ có thể được gỡ bỏ từ khuôn mà không gỡ bỏ tấm đẩy. Điều này cho phép dễ dàng bảo dưỡng hệ thống đẩy.

Chốt được cài đặt trên ổ đỡ nhanh chóng, khi ổ đỡ gỡ bỏ từ khuôn chuẩn. Lắp ráp hoàn chỉnh bị loại bỏ.

Việt lắp đặt các chốt dẫn hướng trong khuôn cũng rất quan trọng, trong một khuôn bình thường có 4 chốt dẫn hướng, đơn giản nhất là 2 hoặc 3 chốt, còn những khuôn có kích thước lớn có thể lên tới 6 chốt. Khi lắp ráp, có thể xảy ra việc hai phần khuôn đặt ngược nhau có thể gây ra hỏng hóc nặng cho lòng khuôn và lõi. Để tránh điều này, thường dùng các chốt có đường kính khác nhau trong khuôn, thường thì có 1 chốt phải có đường kính khác, hoặc 1 vị trí lỗ hoặc đường kính lỗ bị xê dịch.

AxB D G1 G2 G3 AxB D G1 G2 G3 150x100 20 20 20 25 350x330 30 30 30 35 150x150 20 20 20 25 350x350 30 30 30 35 150x250 20 20 25 30 350x450 30 30 30 35 150x280 20 20 25 30 350x500 30 30 30 35 150x300 20 20 25 30 350x550 35 35 35 40 150x320 20 20 25 30 350x600 35 35 35 40 150x350 20 20 25 30 400x330 35 35 35 40 180x180 20 20 20 25 400x400 35 35 35 40 180x200 20 20 20 25 400x450 35 35 35 40 180x220 20 20 20 25 400x500 35 35 35 40 180x250 20 20 20 25 400x550 40 40 40 45 180x300 20 20 25 30 400x600 40 40 40 45 180x350 20 20 25 30 400x650 40 40 40 45 180x400 20 20 25 30 400x700 40 40 40 45 3.6.2. Cơ cấu định vị

Thông thường các chốt dẫn hướng có thể giữ được một độ thẳng hàng sơ bộ, nhưng với khuôn chính xác thì dung sai của các chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng là quá lớn vì thế cần có bộ định vị.

Đối với loại sản phẩm lớn, nhất định phải dùng bộ định vị. Trong trường hợp này khuôn phải chịu lực ép mặt bên, đặc biệt khi khuôn chưa điền đầy và các chốt dẫn hướng không thể chịu được các lực ép mặt bên này.

a) Cơ cấu định vị mặt côn

Cấu trúc như hình bên dưới là hình dạng định vị chính xác cho mặt côn giữa các tấm khuôn. Ứng dụng chính cho lòng khuôn rộng và sâu với sản phẩm có thành mỏng. Để tránh bịt trên mặt côn và nâng cao tuổi thọ khuôn, nên tôi bề mặt ở chỗ tiếp xúc của mặt côn hay lắp vào nó khối lắp ghép đã được tôi bề mặt.

Hình bên dưới là cơ cấu thường dùng cho mặt côn định vị chính xác trong cơ cấu định vị của khuôn ép nhựa, được lắp xung quanh lòng khuôn. Hình a và b là bạc định vị mặt côn chuẩn, và kết cấu như hình c có thể lắp và tháo trên mặt đường phân khuôn, dễ dàng sửa chữa và bảo trì, và thường xuyên sử dụng khi tấm khuôn cố định dày. Chốt định vị cho mặt côn thường được lắp trên tấm khuôn di động.

Hình 3.73: Cơ cấu định vị mặt côn chính xác

1&6: vít, 2&9: bạc định vị chính xác mặt côn, 3: tấm khuôn cố định, 4: chốt định vị chính xác mặt côn, 5: tấm di động, 7&8: vòng đệm.

b) Cơ cấu định vị chính xác bằng mặt vát

Ứng dụng cơ cấu định vị chính xác bằng mặt vát như hình bên dưới. Trong vài trường hợp, bề mặt vát định vị chính xác cắt thẳng trên tấm khuôn, và trong vài trường hợp khác, khối chèn cho vị trí chính xác được thêm vào, để nâng cao tuổi thọ và thuận lợi cho việc sửa chữa, đôi khi những tấm chèn tôi cứng chống mài mòn được lắp vào mặt xác định vị trí chính xác.

1.Tấm khuôn cố định 2. Nêm định vị mặt bên 3. Tấm khuôn di động

1. Tấm khuôn cố định 2. Nêm hai mặt vát bên 3. Tấm khuôn di động 1. Nêm mặt bên, 2. Tấm chống ăn mòn a) Mặt vát đơn định vị chính xác b) Mặt vát đôi định vị chính xác c) Mặt vát định vị có tấm chống an mòn Hình 3.74: Cơ cấu định vị chính xác bằng mặt vát

3.6.3. Vị trí của chốt và bạc dẫn dướng

Việc đặt các chốt dẫn hướng trong khuôn cũng rất quan trọng. Một khuôn bình thường có 4 chốt dẫn hướng, tuy nhiên với loại khuôn đơn giản 2 hoặc 3 chốt dẫn là đủ, nhiều khi hai phần khuôn ngược nhau có thể gây ra hỏng hóc nặng cho lòng khuôn và lõi nếu lắp nhầm chiều. Để tránh điều này, thường dùng các chốt có đường kính khác nhau trong khuôn, với khuôn chốt dẫn hướng thì một chốt phải có đường kính khác hoặc lỗ xê dịch so với các chốt (lỗ) còn lại. Đây là hệ thống các thân khuôn tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế khuôn mẫu (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)