2.2.1 Nguồn IC máy in Canon LBP3000
Hình 2.4 - Nguồn IC của máy in Hình 2.5-IC vi xử lý
Hình 2.6-Chi tiết IC điều khiển moto 1200
2.2.2. Các linh kiện điện tử
a. Điện trở
Là một linh kiện được ứng dụng tương đối phổ biến trong mạch điện. Chất lượng của điện trở có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành bình thường của mạch
điện. Đóng vai trò ổn định và điều hòa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện. Tức là tăng giảm điện áp, phân áp, hạn dòng, phân dòng, cách ly, lọc (phối hợp sử dụng cùng với tụ điện dung), phối hợp và điều chỉnh độ rộng của tín hiệu. Đơn vị đo điện trở là Ôm (Ω), ký hiệu là " R ".
Hình 2.7-Các loại điện trở
b. Tụ điện
Là một loại linh kiện dự trữ năng lượng. Nó là linh kiện cơ bản không thể thiếu trong các sản phẩm điện tử, dùng để điều hòa, lọc sóng, chuyển hóa năng lượng… Tụ điện được ký hiệu la C. Nếu hiệu điện thế là U, điện lượng là Q thì C=Q/U. Đơn vị đo là Fara (F) hoặc mili Fara (mF), micro Fara (µF)…
Hình 2.8-Các loại tụ điện
c. Cuộn cảm:
Hình 2.9-Cuộn cảm cố định loại nhỏ
Được ứng dụng rất phổ biế trong mạch điện tử. Cuộn cảm cũng giống như tụ điện, nó là một limh kiện chứa năng lượng; có thể chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng từ trường, đồng thời dự trữ năng lượng trong từ trường. Cuộn cảm biểu thị bằng L, đơn vị đo là Henry (H), cũng thường dùng mH hoặc (µH). Cuộn cảm thường dùng kèm tụ điện, tạo thành máy lọc sóng LC, máy đo dao động LC…Ngoài ra còn có thể tận dụng đặc tính của điện cảm để chế tạo thành cuộn trở lưu, máy biến áp.
d. Máy biến áp
Máy biến áp có cấu tạo bởi lõi sắt từ và cuộn dây đồng được cuốn quanh một khung đỡ cách điện. Dây đồng cách điện được cuốn quanh một khung đỡ bằng nhựa. Một khung cần cuốn sao cho thành hai cuộn đầu vào và đầu ra, giữa các cuộn dây có một lớp giấy cách điện. Sau khi cuốn xong thì cho những lá sắt vào giữa khung nhựa. Như vậy có thể làm điện cảm của cuộn dây tăng lên rõ rệt. Biến áp được biểu thị bằng chữ "T".
Hình 2.10-Biến áp nhỏ trong máy in
e. Điốt bán dẫn
Điốt bán dẫn tinh thể có cấu tạo gồm một nút PN, dây dẫn hai đầu điện cực và vỏ bọc. Hai mặt của nút PN có nối dây dẫn được bọc kín, đó chính là điốt bán dẫn. Ký hiệu là "D", "VD" cộng với chữ số đằng sau. Đặc tính của điốt bán dẫn là nó chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều. Trong điốt bán dẫn, dòng điện chỉ có thể đi vào từ cực dương và đi ra từ cực âm.
Chú ý: Trên cùng một miếng si-lic hay gec-ma-ni, tiến hành trộn lẫn công nghệ xử lí sẽ làm cho phần danh giới giữa một bộ phận của chất bán dẫn N và một phần chất bán dẫn P hình thành nên một " nút PN" - vùng diện tích đặc biệt.
Hình 2.11-Các loại điốt bán dẫn
f. Điốt ba cực
Điốt ba cực còn được gọi là điốt bán dẫn tinh thể ba cực, có thể nói nó là loại linh kiện quan trọng nhất trong mạch điện điện tử. Chức năng chủ yếu của điốt ba cực là tăng cường độ dòng điện và đóng vai trò đóng ngắt mạch điện. Kì
thực, điốt ba cực chính là hai điốt hai cực nối liền với nhau ở cùng một cực. Trong đó, điện cực dùng chung trở thành cực gốc của điốt ba cực (dùng chữ cái
b biểu thị), hai cực còn lại được gọi là cực góp (dùng chữ cái c biểu thị) và cực phát (dùng chữ cái e biểu thị).
Điốt ba cực là linh kiện khống chế dòng điện, tận dụng cấu tạo hẹp rất đặc biệt, thông qua sự phát tán và hội tụ của dòng điện, thực hiện khống chế dòng điện của cực gốc đối với dòng điện ở cực góp, làm cho điốt ba cực có khả năng kiểm soát cao hơn. Điốt ba cực tinh thể trong mạch điện thường dùng chữ cái "Q" kết hợp với chữ số để biểu thị.
Hình 2.12- ảnh điốt ba cực
g. Transistor hiệu ứng trường
Còn gọi là Transistor hiệu ứng trường tinh thể, là một loại nguyên kiện bán dẫn ứng dụng nguyên lý hiệu ứng trường. Đặc điểm: trở kháng đầu vào cao, nhiễu nhỏ, phạm vi hoạt động lớn, công suất nhỏ, dễ tập trung. Thường ký hiệu là chữ "Q".
Transistor trong mạch điện là linh kiện điều khiển hiệu điện thế, nghĩa là thông qua biến đổi điện áp để điều chỉnh sự biến đổi điện áp phát ra, từ đó có thể thực hiện được mục đích Khuếch đại, điều chỉnh, biến đổi trở kháng, biến đổi điện trở…
h. Mạch điện tổng thể
- Con chíp của mạch cổng: Mạch điện cửa dùng để chỉ mạch điện có khả năng thực hiện các mối quan hệ logic cơ bản. Mạch điện cửa là bộ phận linh kiện quan trọng để cấu tạo nên mạng logic tổ hợp, và cũng là một trong số những bộ phận linh kiện cấu tạo nên logic mạch điện thời gian. Mạch điện cửa bao gồm: Cửa AND, OR, NOT (cổng đảo), AND, hoặc OR
Hình 2.14 - Các ký hiệu của các cổng trong mạch cửa
- Bộ khuếch đại thuật toán:
Là một loại bộ khuếch đại ngẫu hợp trực tiếp, đa tầng, có hiệu quả cao và tổng thể hóa. Có rất nhiều loại máy khuếch đại thuật toán, chủ yếu là máy khuếch đại thông dụng, bộ khuếch đại thuật toán có công suất và hao tổn thấp, bộ khuếch đại thuật toán công nghệ cao, máy tính toán tốc độ cao…
Trong máy in thường sử dụng bộ khuếch đại thuật toán LM358. Đặc điểm là khi điện áp của cùng một đầu vào cao hơn so với điện áp ngược chiều đầu ra thì LM358 phát ra điện năng cấp độ cao; ngược lại thì điện năng thấp.