Mục tiêu:
- Hiểu và sử dụng được các thiết bị, dụng cụ khi sửa chữa máy in
Nội dung chính:
2.5.1 Các dụng cụ nhỏ cầm tay
Dụng cụ tháo chốt máy in (Đinh nhỏ …) Búa nhỏ
Tua vít (Các loại) Kìm (các loại) Chổi lông (Các loại) Ống xịt bụi
Đồng hồ vạn năng Các thiết bị khác …
2.5.2 Hàn, thiết bị kiểm tra
Thiết bị hàn
Chúng ta sử dụng máy hàn để hàn những linh kiện điện tử bị hư trên bản mạch hoặc những linh kiện bị lỏng. Bản mạch trong máy in gồm Mainboard, Adapter.
Cách sử dụng
Cần phải tìm chính xác linh kiện bị hỏng và thay thề bằng linh kiện tương đương hoặc đúng như vậy. Trong quá trình hàn tránh nhiệt độ cao làm ảnh hưởng tới các thiết bị khác
Thiết bị kiểm tra
Thiết bị dùng để kiểm tra trong quá trình sửa chữa máy in: Đồng hồ vạn năng.
2.6. Các chỉ dẫn tìm sai hỏng
2.6.1. Chu trình tìm sai hỏng
Sự cố của máy in có thể phân thành hai loại lớn là sự cố phần cứng và sự cố phần mềm, trong đó sự cố phần mềm chủ yếu là những sự cố xảy ra do chương trình truyền động, virút, hệ thống máy tính…; sự cố phần cứng chủ yếu do hệ thống định ảnh, hệ thống chuyển giấy, mạch điều khiển, mạch nguồn… gây ra.
Một quy trình tìm sai hỏng tin cậy có thể chia thành bốn bước: 1. Xác định triệu chứng
2. Đồng nhất và cô lập nguồn có khả năng gây ra sự cố (Hoặc định vị sự cố) 3. Sửa chữa thay thế linh kiện hoặc bộ phận bị tình nghi.
4. Kiểm tra lại hệ thống một cách toàn diện để tin chắc rằng đã giải quyết xong sự cố.
Nếu vẫn chưa khắc phục được sự cố, hãy bắt đầu trở lại từ bước 1. Đây là một quy trình vạn năng mà ta có thể áp dụng để tìm bất kỳ sai hỏng nào- không chỉ riêng cho máy in.
2.6.2. Thu thập số liệu kỹ thuật
2.6.2.1. Thu thập dữ liệu từ khách hàng
Bước đầu tiên trong quy trình xử lý sự cố là thu thập dữ liệu từ khách hàng. Hãy hỏi khách hàng một số câu hỏi mở và đóng; ví dụ như:
- Bạn đang gặp phải vấn đề gì với máy in của bạn?
- Phần mềm hoặc phần cứng nào được cài đặt trên máy tính của bạn trong thời gian gần đây?
- Bạn đang làm gì thì vấn đề được nhận biết? - Các thông báo lỗi nào bạn đã nhận được? - Loại kết nối nào mà máy in đang sử dụng? Một số câu hỏi đóng như sau:
- Máy in có còn đang bảo hành không? - Máy in có tạo ra tiếng ồn lạ không?
- Bạn có cập nhật phần mềm hỗ trợ máy in không?
2.6.2.2. Thu thập dữ liệu từ máy tính:
- Kiểm tra để bảo đảm rằng máy in chính xác đã được xác lập là máy in mặc định.
- Kiểm tra để bảo đảm rằng các dịch vụ đúng đang chạy.
- Kiểm tra Device Manager để biết rằng máy in đã được cấu hình đúng.
2.6.2.3. Kiểm tra các vấn đề rõ ràng:
- Các nối kết cáp lỏng - Kẹt giấy
- Điện của thiết bị - Cảnh báo mực sắp hết - Hết giấy
- Các lỗi trên mà hình máy tính
2.6.3. Tĩnh điện, những chỉ dẫn tháo và lắp lại máy in
2.6.3.1. Tĩnh điện
Một tai nạn xảy ra khi tìm sai hỏng có thể là do các diện thế tĩnh điện tích tụ trong người hoặc các dụng cụ. Khi hai chất khác nhau chà sát vào nhau, thì lực ma sát làm cho các electron chạy từ chất này sang chất kia. Sự dư thừa (hay thiếu) electron tạo ra điện tích tích tụ trong mỗi vật liệu. Vì rằng các electron không chuyển động thành dòng nên ở đây không có dòng điện, do đó các điện tích đo được gọi là tĩnh điện.
Tuy vậy, điện tích có thể tạo ra một điện thế. Khi các vật liệu tiếp tục được cọ sát vào nhau, các điện tích của chúng tăng lên, có lúc lên hàng ngàn vôn. Các điện thế tĩnh điện khổng lồ tích lũy trong môi trường xung quanh có thể tìm ra con đường thâm nhập vào tất cả các loại IC tiên tiến, và sự phóng tĩnh điện xảy ra có thể đánh thủng tất cả các linh kiện điện tử.
Để kiểm soát được tĩnh điện trong quá trình sửa chữa máy in thì phải hết sức thận trọng khi chạm bàn tay bị tích điện, dụng cụ hoặc một mẩu vải quần áo lên các linh kiện đó. Hãy tuân thủ các bước cần thiết để đảm bảo an toàn khi sò tay và thay thế các linh kiện IC.
Một cách để khống chế tĩnh điện là ngăn không cho các điện tích tích tụ ở các mảng mạch in và IC đó chính là làm tiêu tán các điện tích có thể tích tụ trong cơ thể con người. Một cái đai đeo tay dẫn điện có tiếp nối đất tốt sẽ lấy hết điện tích xuống đất. Cầm các linh kiện IC một cách cẩn thận mà không sờ vào các chân kim loại của chúng.
2.6.3.2. Những chỉ dẫn tháo và lắp lại máy in
Các bộ phận thường được đóng gói kèm theo máy in:
Hình 2.36 các thiết bị chính
Tháo các băng keo cố định nắp máy và các bộ phận khác:
Bước 2: Gắn các bình mực vào máy in:
Bước 4: Cài đặt chương trình điều khiển và các ứng dụng của máy in:
Bước 5: Nạp giấy vào khay dựng giấy:
Bước 6: Tới đây công việc lắp đặt coi như hoàn tất và máy in đã sẵn sàng
phục vụ cho in ấn, lệnh in được thực hiện từ Menu File -> Print của các chương trình ứng dụng có chức năng in.