- Giáo trình Sửa chữa máy in và các thiết bị ngoại vi, tài liệu tham khảo, máy chiếu projector đa năng.
2. Trình tự thực hiện
5.2. Nguyên lý làm việc
Hình 5.8- Nguyên lý làm việc của máy Scanner
Scanner là một thiết bị chuyển ánh sáng (nhìn được) thành những mức tín hiệu số dạng 0 và 1 để máy tính có thể đọc được. Nói một cách khác Scanner chuyển đổi dữ liệu dạng tương tự (hình ảnh) thành dữ liệu dạng số.
Tất cả Scanner làm việc với cùng một nguyên lí phản xạ ánh sáng hoặc truyền dẫn. Hình ảnh được đặt úp xuống bên trong Scanner nó có bao gồm nguồn sáng chiếu vào hình ảnh và những thiết bị cảm biến để thu nhận ánh sáng phản xạ từ nguồn sáng tới hình ảnh. Trong tường hợp máy ảnh kỹ thuật số, nguồn sáng là mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo. Khi thiết bị Scanner lần đầu tiên được giới thiệu, nhiều nhà sản xuất dùng bóng đèn huỳnh quang làm nguồn sáng. Nhưng đèn huỳnh quang làm nguồn sáng thì có hai yếu điểm:
- Không phải lúc nào cũng phát ta ánh sáng trắng phù hợp trong một thời gian dài.
- Trong khi đó nhiệt của chúng phát ra có thể làm méo dạng tín hiệu đối với những thành phần quang học khác.
Đó cũng chính là nguyên nhân mà hầu hết các nhà sản xuất chuyển sang dùng đèn Cathode lạnh, chúng khác với đèn huỳnh quang là không có sợi tóc bóng đèn
Chúng hoạt động ở nhiệt độ thấp và vô cùng tin cậy. Chuẩn dùng đèn huỳnh cao bây giờ được sử dụng đối với Scanner giá rẻ và kiểu cũ.
Cuối năm 2000, đèn Xeon được sử dụng làm nguồn sáng. Sản phẩm dùng đèn Xeon có độ tin cậy cao, nguồn sáng có phổ ánh sáng rộng bền vững và nhanh chóng thiết lập. Tuy nhiên nguồn ánh sáng Xeon có công suất tiêu thụ năng lượng cao hơn so với ống đèn Cathode lạnh.
Ánh sáng trực tiếp từ đèn tới bộ cảm biễn để chúng đọc được những giá trị ánh sáng. Scanner CCD (Charge-Coupled Device: nó là thiết bị đo sáng thu nhỏ mà xác định cường độ ánh sáng được tương ứng với cường độ của điện áp tương tự.) dùng lăng kính, thấu kính và những thành phần quang học khác. Như mắt kính và kính lúp những phần này có thể cho những Bit với chất lượng khác nhau. Đối với Scanner chất lượng cao sẽ dùng những kính quang học chất lượng cao có chất lượng màu sắc chính xác và có sự khuyếch tán thấp nhất. Đối với những kiểu Scanner Low-end thì dùng những thiết bị quang học chất lượng thấp cùng với những thành phần nhựa cho giá thành hạ.
Những ánh sáng được phản xạ hoặc truyền qua những hình ảnh tới bộ phận cảm biến để chuyển đổi thành những điện áp tương ứng với cường độ ánh sáng, đối với những phần sáng hơn thì ánh sáng phản xạ hoặc truyền qua thì kết quả cho ta mức độ điện áp cao hơn. Bộ phận ADC (analogue-to-digital conversion) sẽ chuyển đổi tính hiệu mức điện áp từ dạng tương tự thành dạng số và một lần nữa liên quan đến mức độ nhiễu trong bộ chuyển đổi này, nếu đối với những thiết bị Scanner có giá thành thấp thì mức nhiễu tăng lên.
Thành phần cảm biến dùng một trong 3 kiểu công nghệ sau:
- PMT (photomultiplier tube) được kế thừa của công nghệ dùng trống quét trước kia.
- CCD (charge-coupled device) nó là một kiểu cảm biến trong những thiết bị cảm biếm ánh sáng.
- CIS (contact image sensor) nó là công nghệ mới tích hợp chức năng quét vào trong một vài thành phần cho phép Scanner có thể dùng với hình ảnh có nhiều kích thước khác nhau.