- Giáo trình Sửa chữa máy in và các thiết bị ngoại vi, tài liệu tham khảo, máy chiếu projector đa năng.
2. Trình tự thực hiện
6.1.2.2. Loa mành tĩnh điện
Với ưu điểm có màng loa nhẹ và không cần dùng bộ phận phân tần, loa tĩnh điện đã ra đời và khắc phục những tồn tại trên của loa điện động. thay vì sử dụng loa con, các thiết kế loa tĩnh điện chi dùng một chiếc mành treo trong từ trường tích điện. Chiếc mành này vừa rộng, vừa cao (khoảng 1m2), rất phẳng, mịn và cực kỳ nhẹ nên rất nhạy cảm với những dao điện động của tần số âm thanh. Chiếc mành này thay thế các loa con trong loa điện động, do vậy, loa tĩnh điện không cần đến bộ phân tần và tránh được các nhược điểm đi kèm bộ phân tần.
Tuy nhiên, loa tĩnh điện cũng có mặt trái là chiếc mành quá mỏng và rộng bản của nó không thể di chuyển được những khoảng cách lớn để có thể tái hiện các tần số thấp như loa điện động. Do vậy, nhiều loa mành phải dùng đến loa trầm điện động và một bộ phận phân tầng.
Các loa tĩnh điện cũng không thể tái hiện âm thanh sôi động, biến hoá như lao điện động nhưng nếu để thể hiện nét tinh tế của âm nhạc, đặc biệt ở tần số trung và cao lại là sở trường của loại loa này.
Một khó khăn khác mà loa tĩnh điện gặp phải, đó là mặt thiết kế. Chúng hoạt động được nhờ có một tấm mành mỏng đặt giữa hai tấm kim loại. Một điện áp một chiều rất cao hàng ngàn vôn được đưa vào các tấm kim loại, hình thành nên một điện trường giữa giữa không gian hai tấm đó. Trong khi đó, tấm mành nhân dòng điện xoay chiều từ ampli và liên tục thay đổi dấu điện cực. Sự thay đổi này kiến cho mành bị đẩy hoặc kéo khỏi các tấm kim loại và nó sinh ra sự dịch chuyển không khí, tạo nên âm thanh. Vấn đề là để có điện áp cao, loa phải kết nối với ổ điện điều này có thể gây phiền hà cho những thính giả sống trong các căn nhà không có sẵn các ổ điện ở gần khu vực loa.