1. Nội dung: phối hợp cùng các sở, ngành tỉnh hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ được đầu tư từ ngân sách Trung ương:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành bao gồm việc điều tra, khảo sát hiện trạng hạ tầng thủy lợi vùng, xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu.
- Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo hạn, thiếu nước, xâm nhặp mặn, lũ, ngập úng, chất lượng nước phục vụ chỉ đạo điều hành, quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi; thực hiện dự báo nguồn nước, xây dựng kế hoạch sử dụng nước; giám sát, dự báo chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi.
- Lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng, giám sát nguồn nước; xây dựng hệ thống giám sát, tự động hóa vận hành; hoàn chỉnh quy trình vận hành các hệ thống, công trình thủy lợi do bộ quản lý.
- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới công trình thủy lợi thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các công trình thủy lợi quan trọng khác; đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng mới các công trình thủy lợi tại các khu vực chưa chủ động tưới, tiêu; thường chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn hoặc có nguy cơ bị ảnh hưởng trong tương lai. Ưu tiên xây dựng các cống đầu kênh dọc tuyến Đường tỉnh 864 như cống: Nguyễn Tấn Thành, Rạch Gầm, Phú Phong, Hai Tân, Ba Rài... các cống đầu kênh thuộc xã Ngũ Hiệp, Cồn Tân Phong; xây dựng hoàn thiện hệ thống cống ô bao bảo vệ vườn cây ăn trái thuộc huyện Cái Bè; đắp đập tạo hồ chứa nước sông Cửa Trung, hệ thống chuyển tải nước ngọt từ dự án Bảo Định qua kênh Chợ Gạo tiếp nước cho dự án ngọt hóa Gò Công.... Đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi dự án Bảo Định, dự án ngọt hóa Gò Công.
- Cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
- Đào tạo, tập huấn, phổ biến quy định pháp luật. - Thực hiện chương trình khoa học công nghệ.
- Triển khai thực hiện sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng, cấp bách được ngân sách Trung ương hỗ trợ.
2. Nội dung do địa phương thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương.
a. Hoàn thiện hạ tầng thủy lợi theo hướng kết hợp đồng bộ với hạ tầng giao thông và các hạ tầng kinh tế khác
- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới công trình thủy lợi trên địa bàn. Ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cung cấp nước cho dân sinh, nuôi trồng thủy sản và công nghiệp. Tập trung vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi đầu mối, công trình trọng điểm; ưu tiên đầu tư hệ thống đê điều, các dự án kiểm soát lũ, ngập úng; ưu tiên cho nâng cấp, duy tu, bão dưỡng các công trình sau đầu tư. Cụ thể: đầu tư nâng cấp duy tu sửa chữa công trình cống, đê điều, nạo vét kênh chính, hệ thống kênh cấp dưới và thủy lợi nội đồng thuộc các vùng dự án Gò Công, Bảo Định, Phú Thạnh - Phú Đông... phát huy hết năng lực thiết kế, nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo phân cấp quản lý.
b. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật
- Hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi do Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi, địa phương quản lý:
+ Từng bước đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi, như xây dựng ngân hàng dữ liệu hệ thống công trình (kênh, cống, đê…) ứng dụng công nghệ ảnh vệ tinh, viễn thám, vật liệu mới phục vụ xây dựng các loại bản đồ ngập lụt, di dời dân và nâng cao năng lực dự báo phòng, chống thiên tai.
+ Cải thiện khả năng quan trắc và kiểm soát nguồn nước, chất lượng nước, tăng cường cập nhật và phân tích cơ sở dữ liệu, lắp đặt các thiết bị quan trắc thu thập dữ liệu từ xa (SCADA), kết nối truyền tải, chia sẻ dữ liệu đo đạc với các cơ quan chuyên môn nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, tăng cường năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi. Lắp đặt thêm các trạm đo mưa tự động, tăng cường đầu tư máy đo mặn cho các huyện, thị, thành.
- Ứng dụng công nghệ tưới hiện đại, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực, nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao; kết hợp phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp.
c. Kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo đúng quy định của Luật Thủy lợi
- Xây dựng và củng cố các tổ chức thủy nông cơ sở theo hướng bền vững: dựa vào tình hình, điều kiện sản xuất và tưới tiêu của từng vùng để thành lập các mô hình tổ chức khác nhau để quản lý khai thác công trình thủy lợi: Hợp tác xã đa dịch vụ, Hợp tác xã chỉ làm dịch vụ nước, Tổ hợp tác… Tăng cường hỗ trợ, thành lập, củng cố tổ chức, năng lực quản lý, khả năng tham gia cung cấp các dịch vụ khác nhau nhằm phát triển tổ chức thủy nông cơ sở bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
7
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi, trọng tâm là cán bộ cấp huyện, cấp xã đặc biệt là đội ngũ quản lý thủy nông cơ sở; phổ biến quy định pháp luật và thực hiện chương trình khoa học công nghệ trong phạm vi trách nhiệm của địa phương.
3. Nguồn vốn xã hội hóa đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa các công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng, quản lý và đầu tư hệ thống đê bao, bờ bao, thủy lợi nội đồng thực hiện theo quy định của pháp luật.