Đối với vùng dự án Bảo Định mở rộng sang một phần diện tích vùng kiểm soát lũ

Một phần của tài liệu 13944 (Trang 60 - 63)

III. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG HẠN MẶN

3. Đối với vùng dự án Bảo Định mở rộng sang một phần diện tích vùng kiểm soát lũ

kiểm soát lũ

a) Mục tiêu:

Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho khoảng 128.250ha diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc dự án Bảo Định mở rô ̣ng của 02 tỉnh Tiền Giang và Long An (Tiền Giang: 108.250ha và Long An: 20.000ha), trong đó: diê ̣n tích cây ăn trái Tiền Giang là 81.785ha và Long An là 9.680ha; diê ̣n tích lúa Tiền Giang là 26.465ha và Long An là 10.320ha. Đồng thời, đảm bảo nguồn nước ngọt cho 03 nhà máy nước: Đồng Tâm, Bình Đức (Tiền Giang) và nhà máy nước Nhị Thành (tỉnh Long An) để cung cấp nước sinh hoa ̣t cho 1,1 triê ̣u người (Tiền Giang 800.000 người, Long An 300.000 người).

b) Giải pháp:

* Đối vớ i sản xuất:

- Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên sông Tiền, sông Năm Thôn và phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre để theo dõi diễn biến mặn từ cửa sông Hàm Luông xâm nhập qua Sông Tiền thông tin rộng rãi trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để các địa phương đắp đập ngăn mặn kịp thời.

- Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước, kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương; trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất.

- Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn của tỉnh, huyện, thành phố Mỹ Tho theo phân cấp quản lý.

- Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1 và kênh cấp 2 nhằm duy trì thông thoáng lòng sông, kênh, rạch, tích cực trữ nước trên kênh, rạch, ao … và trên ruộng.

- Phối hợp Trung tâm Quản lý KTCTTL tỉnh Long An tổ chức vận hành công trình hợp lý và kiểm tra triệt để công tác ngăn mặn từ hướng sông Vàm Cỏ. - Tuyên truyền, vận động nhân dân trữ nước ngo ̣t, sử dụng nước tiết kiệm và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

- Củng cố hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn triều cường có sẵn, tổ chức đắp đâ ̣p nhằm ngăn mă ̣n, trữ ngo ̣t.

- Đề nghị tỉnh Long An tiến hành đắp 04 đập và các cống tiêu thoát nước trên Quốc lộ 62 (từ cầu Bà Hai Màng đến Kênh 12) gồm các đập: Bến Kè, Bún Bà Của, Cái Tôm và Kênh 12. Thời gian đắp đập trước khi có độ mặn 1,0 g/l xuất hiện tại đập.

- Tổ chứ c đắp đập kênh Nguyễn Tấn Thành khi độ mặn tại Mỹ Tho vượt ngưỡng 2g/l, dự kiến đắp đập ngày 27/01/2021 và dự kiến hoàn thành ngày 09/02/2021; Khi độ mặn 1,0g/l xuất hiện đến Vàm kênh Nguyễn Tấn Thành và độ mặn 1,5g/l xuất hiện đến Vàm Mơn (trên sông Hàm Luông) không đắp đập trên

Đường tỉnh 864 như Phương án số 174/PA-UBND ngày 02/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành mà chuyển sang đắp 07 đâ ̣p thép trên đường Đường huyện 35 (gồm các đập: Ông Hổ, Cầu Sao, rạch Me, Mỹ Long, Chín Tương, Bà

Trà và Ông Mười) không cho mă ̣n xâm nhâ ̣p vào nguồn nước kênh Nguyễn Văn

Tiếp và sẽ hoàn thành trước khi độ mă ̣n 1g/l tiến đến vi ̣ trí đâ ̣p. Giao chính quyền đi ̣a phương chủ đô ̣ng củng cố hê ̣ thống đê bao ngăn lũ, ngăn triều cường có sẵn, tổ chức đắp đâ ̣p ngăn mă ̣n, tôn cao các tuyến đê bao, sửa chữa các cống, bo ̣ng để trữ ngo ̣t đối với khu vực phía Nam đường Đường huyện 35.

* Đối vớ i nước sinh hoạt:

Để đảm bảo nguồn nước ngọt cho hoạt động cấp nước của trạm nước mặt là khoan giếng khai thác nước dưới đất (dự phòng khi nguồn nước mặt nhiễm mặn mới sử dụng). Cụ thể như sau:

- Khoan bổ sung 02 giếng với công suất 80m3/giờ/giếng kết hợp vận hành 01 giếng khoan đã có tại Nhà máy nước mặt Cái Bè, đảm bảo duy trì hoạt động cấp nước với công suất 5.000 m3/ngày đêm (trong đó 01 giếng khoan sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Tiền Giang).

- Khoan bổ sung 01 giếng tại phường 1, thị xã Cai Lậy với công suất 80m3/giờ thay thế trạm xử lý nước mặt, đảm bảo duy trì hoạt động cấp nước của Nhà máy nước thị xã Cai Lậy với công suất 18.000 m3/ngày đêm.

- Khoan 01 giếng với công suất 80m3/giờ thay thế nguồn nước mặt, đảm bảo duy trì hoạt động cấp nước của Trạm Vĩnh Kim với công suất 2.000 m3/ngày đêm (sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Tiền Giang).

c) Phân công:

* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Rà soát, thống kê số lượng cừ U và cừ H đảm bảo đủ đắp đập thép, trường hợp thiếu cừ đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương mua bổ sung.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đắp đập thép kênh Nguyễn Tấn Thành. Thời gian đắp đập giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào diễn biến tình hình xâm nhập mặn chọn thời điểm đóng thích hợp.

- Xin chủ trương đắp các đập thép trên Đường huyện 35 (gồm các đập: Ông Hổ, Cầu Sao, ra ̣ch Me, Mỹ Long, Chín Tương, Bà Trà và Ông Mười) không cho mă ̣n xâm nhâ ̣p vào nguồn nước kênh Nguyễn Văn Tiếp.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đắp các đập và các cống tiêu thoát nước trên Quốc lộ 62 (từ Bến Kè đến Kênh 12).

* Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang: - Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên sông Tiền, sông Năm Thôn và phối hợp với Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre để theo dõi diễn biến mặn từ cửa sông Hàm Luông xâm nhập qua sông Tiền, thông tin rộng rãi trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để các địa phương đắp đập ngăn mặn kịp thời.

9

- Đóng các cống trước khi độ mặn >1,0 g/l xuất hiện tại cống. Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn và vận hành lấy bổ sung ngo ̣t qua các cống; kiểm tra triệt để công tác ngăn mặn từ hướng sông Vàm Cỏ.

- Phối hợp Trung tâm Quản lý KTCTTL tỉnh Long An tổ chức vận hành công trình hợp lý và kiểm tra triệt để công tác ngăn mặn từ hướng sông Vàm Cỏ. * Ủy ban nhân dân các huyện: Chợ Gạo, Châu Thành, Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho:

- Tuyên truyền, vận động nhân dân trữ nước cho sản xuất và sinh hoa ̣t, sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

- Thường xuyên theo dõi thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hàng ngày để thông báo rộng rãi cho tất cả người dân biết chủ động nguồn nước tưới.

- Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1 và kênh cấp 2 nhằm duy trì thông thoáng lòng sông, kênh, rạch, tích cực trữ nước trên kênh, rạch, ao… và trên ruộng.

- Củ ng cố hê ̣ thống đê bao hiê ̣n có và đắp các đập, đóng các cống dưới QL50; các cống cặp rạch Bảo Định; các cống trên rạch Cái Ngang (cống Kho Đạn, Kháng Chiến, 3/2...) các cống trên Đường tỉnh 864 và sửa chữa các cống không đảm bảo ngăn mặn để giữ ngo ̣t cho khu vực bên trong.

- Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện sửa chữa các cống đảm bảo ngăn mặn; nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 để trữ nước, bảo dưỡng duy tu sửa chữa công trình thủy lợi, phục vụ công tác phòng chống hạn.

4. Đối với vùng cù lao Tân Phong, Ngũ Hiê ̣p huyê ̣n Cai Lâ ̣y

a) Mục tiêu:

Đảm bảo ngăn mă ̣n, giữ ngo ̣t đủ nước tưới cho 2.775ha diê ̣n tích vườn cây ăn trái thuô ̣c 02 xã Tân Phong và Ngũ Hiê ̣p. Trong đó: xã Tân Phong là 1.296ha và Ngũ Hiê ̣p là 1.479ha.

b) Giải pháp:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức về công tác phòng, chống hạn, mặn; vận động nhân dân nạo vét kênh mương, tích cực trữ nước ngọt trong mương vườn.

- Đối với cù lao Tân Phong khoan 08 giếng dự phòng để cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và sử dụng các ô bao ngăn lũ, ngăn triều cường hiện có để ngăn mặn, trữ ngọt; sửa chữa các cống hiê ̣n có đồng thời gia cố, nâng cấp các tuyến bờ bao chống tràn đảm bảo ngăn mặn.

- Đối với cù lao Ngũ Hiệp khoan 06 giếng dự phòng để cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và sử dụng các ô bao ngăn lũ, ngăn triều cường hiện có để ngăn mặn, trữ ngọt; sửa chữa các cống hiê ̣n có đồng thời gia cố, nâng cấp các tuyến bờ bao chống tràn đảm bảo ngăn mặn.

- Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang: kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên sông Tiền, sông Năm Thôn và phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre để theo dõi diễn biến mặn từ cửa sông Hàm Luông xâm nhập nhập qua sông Tiền thông tin rộng rãi trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để các địa phương đắp đập ngăn mặn kịp thời.

- Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy: chỉ đạo xã Ngũ Hiệp và xã Tân Phong cũng cố hê ̣ thống đê bao ngăn triều cường có sẳn tổ chức gia cố, nâng cấp các bờ bao, đê bao còn thấp không đảm bảo ngăn triều; đắp các đập ngăn mặn tại các đầu kênh chưa có hệ thống cống ngăn mặn. Nạo vét kênh mương vừa phục vụ chuyển tải nước vừa là nơi trữ nước tưới; nạo vét phục hồi các sông rạch tự nhiên để tăng khả năng trữ. Tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước, sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu 13944 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)