PHÁT TRIỂN SẮN VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG

Một phần của tài liệu 200516san-len-rung-xuongbaocao (Trang 32 - 33)

Thứ nhất, trong bối cảnh các quy hoạch sử dụng đất đã ổn định, các diện tích đất tốt, địa

hình bằng phẳng đều được ưu tiên trồng lúa, gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Dân số tăng lên, cùng nhu cầu cải thiện sinh kế từ các loại cây hàng hóa như sắn khiến cho quỹ đất trở nên khan hiếm. Đây là lý do chính khiến rừng và đất rừng, những quỹ đất tiềm năng ngay liền kề người dân, trở thành đối tượng bị xâm canh, xâm lấn và chuyển đổi dễ dàng.

Thứ hai, động lực của thị trường là yếu tố quyết định lớn nhất dẫn tới tình trạng này. Thị

trường mua bán thuận lợi, giá sắn tăng cao cùng thu nhập khá từ sắn, là những động lực lớn khiến người dân ồ ạt chuyển đổi kế hoạch canh tác sang trồng sắn. Các thương lái địa phương, cũng là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển này thông qua những hỗ trợ thu mua tại nguồn hay qua các mô hình cho vay – đổi sắn.

Thứ ba, nguồn thu nhập từ nghề rừng, cụ thể là từ trồng rừng và hoạt động quản lý, bảo

vệ rừng chưa đủ đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân. Trung bình mỗi hộ gia đình Việt Nam hiện nay chỉ có 0,5 ha diện tích đất canh tác nông nghiệp. Con số này là quá nhỏ, không thể đảm bảo được nguồn sống. Trong khi đó, 14 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp ngay liền kề, dù có diện tích lớn nhưng những đóng góp về mặt kinh tế gần như còn rất hạn chế. Hơn thế nữa, ở nhiều nơi (ví dụ như Lào Cai), dù biết rằng trồng rừng sẽ cho thu nhập cao hơn về lâu dài so với trồng sắn. Nhưng, thay vì chờ đợi 7-10 năm để khai thác gỗ, trồng sắn lại sớm cho thu hoạch, đầu tư vốn ít, kỹ thuật canh tác lại đơn giản hơn rất nhiều. Đây là lý do chính khiến tình trạng xâm lấn, xâm canh và chuyển đổi đất lâm nghiệp để phục vụ phát triển và lợi ích của ngành kinh tế khác là điều tất yếu, trong đó có ngành sắn.

12 2 3

Giả thuyết về mối quan hệ trái chiều này còn được minh chứng thông qua những tác động qua lại của sắn – rừng mà nhóm tác giả ghi nhận được từ những điểm nghiên cứu trong thực tế.

Sự phát triển của cây sắn ở Việt Nam chủ yếu dựa trên các diện tích đất canh tác của hộ gia

Một phần của tài liệu 200516san-len-rung-xuongbaocao (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)