Có hai kiểu ghép BTL:
2.1 Ghép BTL ở ngõ ra:
- Mạch điện dùng IC µPC1230.
- Kiểu ghép này người ta lấy một phần tín hiệu ngã ra của Ampli 1 qua cầu phân thế 2k2 – 10 để đưa vào IN(-) của Amplifier 2 qua tụ 47/16V trong đó IN(+) của 2 được nối MASS. Tín hiệu đưa vào IN(-) của A2 được chọn sao cho có biên độ gần bằng với tín hiệu đưa vào IN(+) của A1. Do tín hiệu đưa vào IN(-) của A2 nên tín hiệu lấy ra sẽ bị đảo pha và có biên độ bằng với tín hiệu lấy ra của A1. Như vậy tại hai ngã ra của hai Ampli ta sẽ có hai tín hiệu ngược pha biên độ bằng nhau đưa vào Loa để làm In R1 R2 C 8 +
Bài 7: Mạch khuếch đại IC
- Với kiểu ghép BTL công suất ra Loa ở IC dùng với nguồn đơn là: =
So với Ampli OTL là: =
- Với điều kiện nguồn VCC, RL giống nhau thì công suất của Ampli BTL tăng gấp 4 lần so với Ampli OTL.
2.2 Ghép BTL ở ngã vào:
- Mạch điện dùng IC LA4440
- Ở kiểu ghép này, lấy tín hiệu ở IN(-) của A1 qua tụ 100/16V và R = 100 có biên độ gần bằng với IN(+) của A1. Tín hiệu này được đưa vào iIN(-) của A2 qua tụ 100/16V trong đó IN(+) của A2 được nối MASS. Tại ngã ra của A2 ta lấy được tín hiệu ngược pha so với tín hiệu vào IN(-) với biên độ lớn, Như vậy tại hai ngã ra hai của hai Ampli ta lấy được hai tín hiệu đảo pha biên độ lớn đưa qua Loa để làm rung màng Loa. - Kiểu ghép này rất dễ thực hiện đối với tất cả IC có hai Ampli bên trong.