MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT VÀ BẢO VỆ LOA

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Mạch điện tử tương tự (Trang 45 - 46)

2.1 Lắp ráp

Mạch khuếch đại công suất là nơi hoạt động với điện thế cao, dòng lớn nên khi lắp ráp chú ý các điểm sau:

- Các dây dẫn điện như: dây cấp nguồn AC 30V đôi, dây lấy tín hiệu ra Loa, dây nối lên các transistor công suất lớn phải dùng dây to đủ dòng tải cho mạch.

- Dây tín hiệu dẫn vào mạch khuếch đại công suất nên dùng dây bọc giáp để tránh gây nhiễu tín hiệu.

- Các transistor công suất lớn phải được giải nhiệt tốt bởi các thanh nhôm có diện tích bề mặt rộng, nhiều lá. Khi lắp các transistor này lên nhôm giải nhiệt, phải siết ốc tán thật chắc chăn, không được lỏng lẻo và đặc biệt phải có miếng lót cách điện giữa transistor và thanh nhôm. Nếu không có miếng lót thì cực C transistor thường là vỏ sẽ bị nối tắt xuống MASS gây cháy biến thế.

- Ngõ ra của mạch khuếch đại công suất SP được nối vào ngõ vào mạch bảo vệ Loa. Ngõ ra của mạch bảo vệ Loa sẽ được nối lên trạm Loa, để từ đây sẽ được nối lên hệ thống Loa. Ngoài ra tín hiệu ở trạm Loa còn được đưa lên mạch chỉ thị tín hiệu dùng mạch đèn điện tử.

Bài 10: Phương pháp lắp ráp và kiểm tra sửa chữa mạch khuếch đại

2.2 Kiểm tra sửa chữa

Khi cấp điện cho mạch khuếch đại công suất và bảo vệ Loa, sau thời gian khoảng 2 đến 3 giây, tiếp điểm Relay đóng và đèn báo của mạch bảo vệ Loa sáng cho biết Amplifier và mạch bảo vệ Loa hoạt động tốt. Nếu đèn báo không sáng và tiếp điểm Relay không đóng, nguyên nhân có thể do:

- Amplifier bị hư: ta đo điện thế DC ở ngõ ra, nếu có điện thế dương hoặc âm, ta tiến hành sửa chửa theo phương pháp đã biết.

(xem chi tiết hướng dẫn thực hiện ở bài phương pháp sửa chữa Amplifier OCL).

- Mạch bảo vệ Loa bị hư hỏng: nếu ngõ ra Amplifier là 0V mà mạch bảo vệ Loa không tiếp điểm Relay thì ta tiến hành sửa chửa theo phương pháp đã biết

(xem bài phương pháp sửa chữa mạch bảo vệ Loa)

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Mạch điện tử tương tự (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)