Chọn giống là một trong những khâu quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, em đã tiến hành tìm hiểu công tác chọn giống
hiệu quả nhằm nâng cao tay nghề của chính bản thân mình.
Giống là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của heo nái, giống và đặc tính của nó gắn liền với năng suất sinh sản. Các giống heo khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau.
Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia vào công tác chọn giống như: tham gia chọn lọc heo giống để giữ lại sản xuất cũng như xuất bán, theo dõi heo lên giống, phối giống heo (chủ yếu là thụ tinh nhân tạo), ghi chép sổ sách làm lý lịch heo giống,... Cách chọn lọc giống như sau:
- Heo đực: Dựa theo đặc tính của từng giống mà chọn lọc một số tính trạng về sinh trưởng và tỉ lệ nạc.
- Heo nái: Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát triển và đặc biệt là tình trạng sinh sản. Tình trạng về sinh sản cần chú ý là tuổi động dục, số lượng vú, số con đẻ ra, khả năng tiết sữa.
- Chọn giống, dòng: phù hợp với điều kiện chăn nuôi, dựa theo khả năng thích nghi của từng giống. Kiểm tra kĩ lí lịch của heo bố mẹ và lứa con này là lứa con thứ mấy của nó. Không nên chọn heo con làm giống từ heo mẹ quá non (đẻ lứa đầu) hoặc heo mẹ quá già (đã đẻ chín mười lứa) mà chọn heo con từ lứa thứ ba, thứ tư làm giống là tốt nhất vì ở vào giai đoạn này heo mẹ rất sung sức, mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể nó đã phát triển toàn diện.
- Chọn vóc dáng: Nên chọn những con heo có vóc dáng cao to, heo đầu đàn, có những nét đặc trưng của dòng giống.
- Chọn tính nết: Nên chọn những con heo có tính hiền, không hung dữ với đồng loại, nết ăn phải tốt, ăn không vung vãi, nuôi con khéo, chịu được kham khổ, khả năng chống chịu stress cao.
4.2.I.2. Thức ăn
Thức ăn là yếu tố quyết định đến năng suất chăn nuôi heo nái. Thức ăn tốt, đảm bảo chất lượng, cân bằng dinh dưỡng sẽ làm heo phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng nên heo nái trong thời gian mang thai có sức
khỏe tốt, thai phát triển tốt, giảm tỷ lệ mắc bệnh, hạn chế được sử
dụng thuốc
kháng sinh làm ảnh hưởng không đáng có với thai, đồng thời giảm chi phí chăn nuôi.
Đối với từng thể trạng, giai đoạn mang thai khác nhau của heo mà cung cấp một lượng dinh dưỡng khác nhau vì vậy cần phải dựa vào nhu cầu của chúng mà cân đối dinh dưỡng cho phù hợp để heo và bào thai có thể phát triển tốt nhất.
Trần Thanh Vân và cs. (2016) [11] cho biết: chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho lợn nái trước khi phối giống, các yếu tố thức ăn rất quan trọng ở thời kì này.
Nái hậu bị ngoại trong thời kì từ 66kg đến phối giống và cả giai đoạn chửa kì I thì protein thô trong khẩu phần ăn là 13 - 14%, năng lượng là 2900 kcal/kg hỗn hợp.
Giai đoạn khi mới phối xong cần tăng cường dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình hình thành thai, protein cần khoảng 13 - 14%, năng lượng trao đổi 2900 kcal/1kg hỗn hợp, giai đoạn 4 tuần sau phối thì dinh dưỡng vẫn như giai đoạn đầu nhưng lượng thức ăn tăng lên khoảng 15 - 20% hơn so với giai đoạn đầu và tăng chất xơ.
Giai đoạn cuối là trước khi đẻ 4 tuần đến khi đẻ: Cần tăng cường protein, ở giai đoạn này protein cần là 17%, năng lượng cần khoảng 3100 kcal/kg, giảm xơ để lợn phát triển tốt hơn, dinh dưỡng ở giai đoạn này cần nhiều nhất trong quá trình mang thai. Riêng lợn nái tơ chửa lần đầu, có thể cho ăn tăng hơn từ 10 - 15% vì ngoài cung cấp dinh dưỡng để nuôi thai còn cần cho sự phát triển của cơ thể mẹ.
Đối với lợn đẻ, khi chuẩn bị đẻ thì cần giảm lượng thức ăn nhưng giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cao, giàu protein, lipit, khoáng.
để đảm bảo sức khỏe cho chăn nuôi lợn.
Chuồng phân từng khu riêng biệt tiện cho chăm sóc và theo dõi. Trong chuồng luôn thoáng mát, có hệ thống giàn mát, quạt thông gió và tủ thuốc, dụng cụ chăn nuôi.
Thường xuyên rửa, phun sát trùng chuồng trại, xử lí chất thải hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn dịch bệnh.