Quy trình phòng, chẩn đoán và phác đồ điều trị bện h( các bệnh được trình bày ở phần kết quả)

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại lợn cù xuân thành , phúc yên, vĩnh phúc (Trang 50 - 52)

- Protein thô (tối thiểu): 19% Xơ thô (tối đa): 5%

3.4.2.3. Quy trình phòng, chẩn đoán và phác đồ điều trị bện h( các bệnh được trình bày ở phần kết quả)

được trình bày ở phần kết quả)

Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trại lợn Cù Xuân Thành, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực và chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại Tuần tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh

5 Pest vac Tiêm bắp Dịch tả (lần 1) 6 FMD Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 1) 8 Pest vac Tiêm bắp Dịch tả (lần 2)

* Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm

Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và giúp phân biệt lợn khỏe lợn ốm, bệnh để điều trị.

- Lợn khỏe:

+ Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích hoạt động, đi lại xung quanh chuồng.

+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. + Mũi ướt không chảy dịch nhầy

+ Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp + Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng. + Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng.

- Lợn ốm:

+ Trạng thái chung: ủ rũ, lười vận động, lông xù . + Nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 39,5 - 40oC.

+ Lợn bị đau chân, sưng khớp, đi lại khó khăn. + Mắt có nhử, mũi có dịch nhầy chảy ra .

* Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại.

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt.

* Theo dõi chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Để đảm bảo được tình trạng sức khỏe đàn lợn bình thường. Hàng ngày em theo dõi và phát hiện các con lợn có biểu hiện lạ để kịp thời điều trị cụ thể như sau:

- Theo dõi chẩn đoán biểu hiện bên ngoài của con lợn

+ Lợn bỏ ăn không rõ nguyên nhân.

+ Lợn tiêu chảy có dính phân ở mông, màu phân lợn tiêu chảy, trong phân tiêu chảy có màng nhầy hay không có màng nhầy.

+ Lợn đau chân viêm khớp đi lại khó khăn lười vận động. - Điều trị

+ Hô hấp: điều trị là sử dụng thuốc Hen.lnj, với liều 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp.

+ Tiêu chảy: điều trị là sử dụng thuốc Rimaco FA, với liều 1ml/10kgTT/ngày, tiêm bắp

+ Viêm khớp: điều trị là sử dụng thuốc Vetrimoxin L.A 1ml/10kgTT/ngày + Melonex 1ml/25kgTT/ngày, tiêm bắp

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại lợn cù xuân thành , phúc yên, vĩnh phúc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w