3.100.2.2.2.I. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn con
3.101. ❖ Khái niệm về sinh trưởng, phát dục:
3.102. Sinh trưởng:
3.103. Sinh trưởng là một quá trình sinh lý hóa phức tạp, duy trì từ khi
phôi thai
được hình thành đến khi thành thục về tính. Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa; là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. Thực chất sinh trưởng là sự tăng trưởng và sự phân chia các tế bào trong cơ thể.
3.104. Lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát
dục rất
nhanh. Từ lúc sơ sinh đến khi cai sữa trọng lượng của lợn con tăng 10 - 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần (Nguyễn Quang Linh, 2005) [16].
3.105. Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không
đảm bảo
chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu dạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng lượng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2002) [15].
3.106. Theo Trần Thị Dân (2004) [4], lợn con mới đẻ trong máu không có
Glubulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu,... được tổng hợp còn ít, khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh.
3.108. Cùng với quá trình sinh trưởng các tổ chức trong cơ thể luôn hoàn thiện
chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Phát dục là một quá trình thay đổi về chất lượng tức là sự thay đổi tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể nhờ vậy vật nuôi hoàn thiệnđược các chức năng của cơ thể sống và tăng trọng lượng theo tuổi giảm (Pensaet MB de Bouck P. A., 1978) [35].
❖ Đặc điểm về sinh trưởng, phát dục:
3.109. Lợn con giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát dục
nhanh. So
với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần.
3.110. Lợn con bú sữa sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không
đồng đều
qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm dần. Có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Lợn con sinh trưởng nhanh nên quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng mạnh. Vì vậy, cần tập ăn sớm cho lợn để có thể bổ sung các chất thiết yếu cho sự sinh trưởng, phát triển của lợn con.
❖ Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa:
3.111. Trọng lượng bộ máy tiêu hóa tăng lên từ 10 - 15 lần, chiều dài
ruột non
tăng lên gấp 5 lần, dung tích bộ máy tiêu hóa tăng lên 40 - 50 lần, chiều dài ruột già tăng lên từ 40 - 50 lần. Lúc đầu, trọng lượng dạ dày chỉ là 6 - 8g và
chứa được 35 - 50 g sữa nhưng chỉ sau 3 tuần đã tăng gấp 4 lần và đến lúc lợn con dạt 60 ngày tuổi đã nặng 150 g và chứa được 700 - 1000 g sữa (Nguyễn Quang Linh, 2005) [16].
3.112. Một đặc điểm cần lưu ý ở lợn con là có giai đoạn không có axit HCl
trong dạ dày. Giai đoạn này được coi như một tình trạng thích ứng tự nhiên. Nhờ vậy, nó tạo được khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn này dịch vị không có khả năng phân giải protein màchỉ có khả năng làm vón sữa đầu và sữa. Còn huyết thanh chứa albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu.
3.113. Ở lợn con từ 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit HCl ở dạ dày không
còn gọi là trạng thái bình thường nữa. Việc tập cho lợn con ăn sớm có tác dụng thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện. Vì thế sẽ rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl. Khi được bổ sung thức ăn thì thức ăn sẽ kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị (giai đoạn con non khác với con trưởng thành là chỉ tiết dịch vị khi thức ăn vào dạ dày).
3.114. Lợn con dưới 1 tháng tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lượng
axit tiết ra rất ít và nhanh chóng kết hợp với dịch nhày của dạ dày, hiện tượng này gọi là hypohydric. Do dịch vị chưa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn chưa có khả năng tiêu hóa protein của thức ăn. Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinnogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này mới có khả năng tiêu hóa protein (Hoàng Toàn Thắng,Cao Văn2006) [27].
3.115. Enzyme trong dịch vị dạ dày lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy
nhiên lợn
trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa thực tế của dịch vị có enzyme, sự tiêu hao của dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rệt khi cho ăn các
loại thức ăn khác nhau, thức ăn hạt kích thích tiết ra dịch vị mạnh. Hơn nữa, dịch vị thu được khi cho thức ăn hạt kích thích HCl nhiều hơn và sự tiêu hóa nhanh hơn dịch vị thu được khi cho uống sữa. Đây là cơ sở cho việc bổ sung sớm thức ăn và cai sữa sớm cho lợn con.
3.116. * Đặc điểm về cơ năng điều tiết của lợn con
3.117. Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh vì vỏ
đại não
của lợn con chưa phát triển hoàn thiện. Do đó việc điều tiết thân nhiệt và năng lực phản ứng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường (nhiệt độ, độ ẩm).
3.118. Ở lợn con, khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, yêu cầu về dinh
dưỡng ngày càng tăng cao. Trong khi đó sản lượng sữa của lợn mẹ tăng dần đến 2 tuần sau khi đẻ và sau đó giảm dần cả về chất và lượng. Đây là mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh dưỡng của lợn con và khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ. Nếu không kịp thời bổ sung thức ăn cho lợn con thì lợn thiếu dinh dưỡng dẫn đến sức đề kháng yếu, lợn con gầy còm, nhiều lợn con mắc bệnh. Vì vậy nên tiến hành cho lợn con tập ăn sớm để khắc phục tình trạng khủng hoảng trong thời kỳ 3 tuần tuổi và giai đoạn sau cai sữa.
3.119. Lợn con dưới 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn
chỉnh nên
thân nhiệt chưa ổn định, nghĩa là sự thải nhiệt và sinh nhiệt chưa cân bằng. 3.120. Khi còn là bào thai, các chất dinh dưỡng được mẹ cung cấp qua nhau
thai, điều kiện sống tương đối ổn định. Lợn con sơ sinh gặp điều kiện sống hoàn toàn mới, nếu chăm sóc không tốt rất dễ mắc bệnh còi cọc và chết.
3.121. Ngoài ra, lớp mỡ dưới da của lợn con còn mỏng, lượng mỡ
glycogen dự
trữ trong cơ thể lợn còn thấp, trên cơ thể lợn con lông còn thưa, mặt khác diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng cơ thể chênh lệch tương đối cao nên lợn con dễ bị mất nhiệt và khả năng cung cấp nhiệt cho lợn con chống rét còn thấp dẫn đến lợn con rất dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi.
3.122. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao gây ra hiện tượng tăng
tỏa nhiệt ở lợn con bằng phương thức bức xạ. Vì thế ở nước ta vào cuối mùa đông đầu mùa xuân, khí hậu lạnh và ẩm, lợn con sẽ bị toả nhiệt theo phương thức này, làm cho nhiệt lượng cơ thể mất đi, lợn bị lạnh. Đây là điều kiện
thuận lợi dẫn đến phát sinh bệnh, nhất là bệnh đường tiêu hoá. 3.123. ❖ Đặc điểm về khả năng miễn dịch của lợn con
3.124. Phản ứng miễn dịch là khả năng đáp ứng của cơ thể. Phần lớn các
chất lạ
là mầm bệnh. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn con tương đối dễ dàng, do chức năng của các tuyến chưa hoàn chỉnh. Ở lợn con lượng enzyme tiêu hoávà lượng HCl tiết ra còn ít, chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi chất, dẫn tới khả năng tiêu hoá kém, hấp thu kém. Trong giai đoạn này mầm bệnh (Salmonella spp, E. coli...) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá và gây bệnh.
3.125. Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể.
Lượng kháng
thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ.
3.126. Những ngày đầu mới đẻ, hàm lượng protein trong sữa chiếm 18 - 19%,
trong đó lượng Y - globulin chiếm số lượng khá lớn (30 - 35%). Nó có tác dụng tạo sức đề kháng, vì vậy sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thu lượng Y - globulin bằng con đường ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn nguyên tử Y - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Nó chỉ có khả năng hấp thu qua ruột non của lợn con rất tốt trong 24 giờ đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men antitripsin làm mất hoạt lực của men tripsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách tế bào vách ruột của lợn con khá rộng, cho nên 24 giờ sau khi được bú sữa đầu, hàm lượng Y - globulin trong máu lợn con đạt tới 20,3 mg/100 ml máu. Sau 24 giờ, lượng kháng men trong sữa đầu giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con hẹp dần, sự hấp thu Y- globulin kém hơn, hàm lượng Y- globulin trong máu lợn con tăng lên chậm hơn. Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng
24 mg/100 ml máu (máu bình thường của lợn trưởng thành có khoảng 65 mg/100 ml máu), do đó lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể, những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao.