Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoà

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 64 - 67)

3.214. Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển,

các nước

không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

3.215. Herber và cs. (2010) [32] đã dùng dimertridazol 1% cho lợn ăn

trước khi

đẻ 3 ngày và sau khi đẻ 4 ngày nhằm đánh giá sự ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung và viêm vú, đồng thời cho ăn trong thời gian cho con bú. Kết quả cho thấy mức tăng trọng của lợn con vào 30 ngày tuổi ở lô dùng thuốc cao hơn (223g/ngày) so với lô không dùng thuốc (208g/ngày), tỷ lệ chết ở lô thí nghiệm (9,3%) thấp hơn lô đối chứng (11,69%).

3.216. Khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô bị viêm vú cho

thấy, vi khuẩn chính gây bệnh viêm vú là Staphylococcus spp. và

Arcanobacteriumpynogenes. Christensen và cs. (2007) [32].

3.217. Theo Shrestha (2012) [37], khi lợn nái mắc hội chứng viêm tử cung,

viêm vú và mất sữa sẽ gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, tiêu chảy nguyên nhân do:

(1) Do chuồng trại: nền chuồng không bằng phẳng, chuồng trại chật trội, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp.

(2) Do dinh dưỡng: trong thời gian mang thai cho lợn nái ăn quá nhiều, nái quá béo, thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng VTM E và canxi trong

(3) Do chăm sóc và quản lý: trong thời gian mang thai lợn nái ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được

quan tâm

khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài, thao tác can thiệp khi đẻ khó không đúng kỹ thuật.

(4) Do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão.

3.218. Khi tiến hành phân lập vi khuẩn từ 1026 mẫu sữa của lợn nái bị mắc

bệnh viêm vú và 972 mẫu sữa từ lợn nái khỏe tại Berlim và Munich kết quả cho thấy, có đến 78% mẫu sữa từ bệnh viêm vú có vi khuẩn E. coli và 70,4% từ sữa của lợn khỏe, điều này cho thấy luôn có vi khuẩn E. coli có trong sữa lợn (Kemper và cs. (2013) [37]).

3.219.Phần 3

3.220.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 64 - 67)