Nhóm 3: Vai trò quyết định, bao gồm các vai trò nhà doanh nghiệp; vai trò người giải quyết xung đột; vai trò người phân phối tài nguyên trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Bài soạn quản trị học pot (Trang 38 - 39)

vai trò người phân phối tài nguyên trong tổ chức.

3. Các kỹ năng quản trị

Để thể hiện đầy đủ vai trò của mình trong tổ chức, đòi hỏi bất cứ nhà quản trị nào cũng cần có 3 kỹ năng cơ bản. Nó biểu hiện năng lực của người quản trị, là nguyên nhân sự thành đạt của nhà quản trị. LENIN nói: “Làm quản lý cần phải rành nghề … tức là phải tinh thông tất cả mọi điều kiện trong sản xuất, phải biết kỹ thuật sản xuất cao độ hiện đại, phải có sự tu dưỡng nhất định về khoa học”.

3.1 Nội dung các kỹ năng quản trị

a. Kỹ năng nhận thức (hay kỹ năng tư duy)

Là chức năng quan trọng nhất đối với nhà quản trị, nó đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội; thấu hiểu mức độ phức tạp và biết giảm thiểu mức độ phức tạp; nhận biết, phán đoán chính xác những sự vật và hiện tượng và phản ứng một cách nhanh nhạy các tình huống phát sinh. Đây có thể nói là một kỹ năng quan trọng, nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức.

b. Kỹ năng quan hệ

Là kỹ năng có liên quan tới quan hệ với con người, tạo thuận lợi và thúc đẩy con người hoàn thành các công việc chung. Kỹ năng này thể hiện việc thông qua các hình thức, phương pháp tác động tới con người như lời nói, chữ viết, thái độ ứng xử, … có sức thuyết phục, tập hợp (quy tụ) được những người đứng chung quanh mình hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. Tất nhiên, muốn làm được như vậy còn đòi hỏi ở người quản trị phải có năng lực và uy tín nhất định. Người có năng lực và uy tín cao trong tập thể sẽ dễ dàng tập hợp các thành viên trong tổ chức; ngược lại dễ gặp phải sự không chấp nhận của cấp dưới ở nhiều mức độ và bằng nhiều hình thức khác nhau.

c. Kỹ năng chuyên môn

Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể; biểu hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị như soạn thảo một văn bản hành chính, lập một hợp đồng kinh tế, lập trình quản lý, ra một quyết định quản trị, … Mặc khác, kỹ năng này còn đòi hỏi ở người quản trị phải hiểu biết chuyên môn của đơn vị mình phụ trách, chẳng hạn một cán bộ quản trị ngân hàng phải am hiểu các nghiệp vụ ngân hàng của mình.

Tuy nhiên, do vai trò của quản trị viên ở các cấp quản trị không giống nhau nên yêu cầu mức độ thành thạo các kỹ năng có sự khác nhau.

3.2 Yêu cầu các kỹ năng quản trị ở các cấp quản trị

- Quản trị viên cấp cao: Đòi hỏi nhiều ở kỹ năng nhận thức; biết cách quan hệ (làm việc với con người) tốt; nhưng đòi hỏi ở kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cụ thể về các lĩnh vực quản trị ít hơn so với quản trị viên ở tốt; nhưng đòi hỏi ở kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cụ thể về các lĩnh vực quản trị ít hơn so với quản trị viên ở các cấp khác. Bỡi vì, vai trò của anh ta trong hệ thống quản trị là người hoạch định ra các mục tiêu, đường lối, chính sách, … của tổ chức; các nghiệp vụ chuyên môn cụ thể phần lớn do quản trị viên cấp trung và cấp thấp thực hiện.

- Quản trị viên cấp trung: Đòi hỏi các kỹ năng quản trị ở mức trung bình. Bỡi anh ta là bộ phận trung gian, với vai trò chủ yếu là chuyển tải “trung chuyển” các thông tin mệnh lệnh từ cấp cao xuống cấp thấp và gian, với vai trò chủ yếu là chuyển tải “trung chuyển” các thông tin mệnh lệnh từ cấp cao xuống cấp thấp và nhận những thông tin phản hồi từ cấp thấp lên cấp cao.

Một phần của tài liệu Bài soạn quản trị học pot (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w