Quy trình xác định dự án
II.1 Nhìn chung, danh mục các dự án sơ bộ từ báo cáo của năm (05) quy hoạch chuyên ngành giao thông (QHNQG) được rà soát theo hai nội dung chính như sau: (i) đề xuất các chiến lược phát triển ngành giao thông vận tải của Đoàn nghiên cứu JICA (JST) và (ii) kết quả dự báo và đánh giá mạng lưới của Đoàn Nghiên cứu. Như đã đề cập trong các chương trước, Nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp quy hoạch suy ngược1. Theo phương pháp này, mục tiêu tương lai kì vọng được xác định cho năm 2050 sau đó Đoàn Nghiên cứu quay lại xác định dự án kết nối mục tiêu tương lai cụ thể với hiện tại. Quy hoạch mạng lưới giao thông (hay danh mục các dự án được đề xuất) được tiếp tục nghiên cứu theo mô hình dự báo nhu cầu và đánh giá mạng lưới và trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện danh mục các dự án theo chuyên ngành.
1) Đường bộ
II.2 Theo báo cáo QHNQG-Đường bộ, định hướng phát triển không gian đối với quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia như sau:
(i) Xây dựng hành lang quốc gia Bắc- Nam;
(ii) Mô hình đường xuyên tâm với điểm trung tâm là thành phố Hà Nội ở phía Bắc; (iii) Các hành lang Đông-Tây ở miền Trung;
(iv) Kết hợp các hành lang Bắc-Nam và Đông- Tây ở khu vực phía Nam; và
(v) Áp dụng mô hình đường xuyên tâm và đường vành đai cho hai đô thị đặc biệt (như Hà Nội và Hồ Chí Minh)
II.3 Đề xuất mạng lưới đường cao tốc và đường quốc lộ được dựa trên các định hướng này. Tuy nhiên, QHNQG-Đường bộ có danh mục dự án có tầm quan trọng quốc gia và các dự án được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn năm 2021–2030. Theo định hướng từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, tất cả các dự án được đề xuất đều là dự án đường cao tốc. II.4 Đối với vận tải hành khách, mục tiêu chính đầu tiên đến năm 2050 là tạo điều kiện cho người dân Việt Nam có thể thực hiện chuyến đi khứ hồi trong một ngày đến bất kì điểm đến nào trong cả nước. Để đạt được mục tiêu này, cần phải mở rộng mạng lưới đường cao tốc để có thể bao quát được hầu hết các tỉnh lị; vì thế, sẽ phải xem xét đến sự kết nối của các tuyến đường cao tốc tới các trung tâm này. Bên cạnh đó, Đoàn Nghiên cứu đã đề xuất cải thiện tính kết nối quốc tế của mạng lưới giao thông nhằm đảm bảo giao thương và đi lại của người dân. Theo mục tiêu này, cần cân nhắc đến các tuyến đường cao tốc kết nối với các cửa khẩu. Dựa trên các định hướng này, danh mục các dự án đường cao tốc trong cả hai giai đoạn năm 2021–2030 và 2031–2050 được hoàn thiện.
2) Đường sắt
II.5 Theo báo cáo QHNQG-Đường sắt, định hướng phát triển không gian đối với quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia như sau:(i) một tuyến đường sắt xương sống trên hành lang Bắc-Nam; (ii) các tuyến đường sắt kết nối ở hai khu vực đầu mối Hà Nội và TP HCM; (iii) các tuyến đường sắt quốc tế sang Trung Quốc, CHDCND Lào và Campuchia; (iv) một tuyến đường sắt qua Tây Nguyên; và (v) các tuyến nhánh đến các đầu mối giao
1 Phương pháp quy hoạch ‘suy ngược’ là phương pháp đặt ra mục tiêu trước, sau đó đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu đó.
thông (cảng hàng không, cảng biển và trung tâm logistics). Theo định hướng này, QHNQG- Đường sắt lập ra một danh mục dự án có tầm quan trọng quốc gia và các dự án được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn năm 2021–2030. Về cơ bản các dự án được đề xuất tập trung vào việc cải thiện các tuyến đường sắt hiện có cũng như chuẩn bị đầu tư cho các tuyến mới (đặc biệt là cho hai đoạn của tuyến đường sắt cao tốc).
II.6 Mục tiêu chính đầu tiên của Đoàn Nghiên cứu đối với vận tải hành khách, cần đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc kết hợp với các dịch vụ hàng không và dịch vụ đường cao tốc. Ngoài ra, mục tiêu chính thứ hai đến năm 2050 là đầu tư xây dựng hệ thống vận chuyển hàng hóa cân bằng giữa đường sắt, ĐTNĐ, vận tải ven biển và đường sắt. Để làm được việc này, năng lực cạnh tranh của các tuyến đường sắt truyền thống cần được nâng cao hơn thông qua việc nâng cấp và cải tạo các tuyến hiện có và các tuyến mới đến cảng biển. Dựa trên những định hướng này, danh mục dự án đường sắt cho cả hai giai đoạn năm 2021–2030 và 2031–2050 đã được hoàn thiện.