Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiệnĐề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAO RỪNG, GẮN VỚI GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 - 65)

với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện.

1.2.4.1. Nhân tố thuộc về huyện.

- Sự quyết tâm của chính quyền huyện : Tổ chức thực hiện đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận QSDĐ sẽ thuận lợi nếu nhận sự quan tâm của huyện ủy và Chính quyền huyện và cả hệ thống chính trị huyện là những chủ thể trực tiếp quản lý thực hiện Đề án trên địa bàn

- Bộ máy hành chính và cải cách thủ tục hành chính huyện: Để tổ chức thực hiện Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện thành công cần có một bộ máy tổ chức thực hiện hoạt động một cách tích cực với đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực và trong sạch. Vì vậy công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo, đánh giá sự thực hiện công vụ và đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào tổ chức thực hiện Đề án phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

Cải cách thủ tục hành chính là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện: Các thủ tục, các dự án, công trình phục vụ cho thực hiện Đề án cần được đơn giản hóa, giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, có như vậy mới triển khai nhanh

chóng, kịp tiến độ. Yếu tố này đòi hỏi chính quyền phải rất kiên trì, nỗ lực. - Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào thực hiện Đề án - Khả năng tài chính và Ngân sách huyện : Nếu huyện có thực lực về tài chính, ngân sách thì kinh phí dành để hỗ trợ cho công tác tổ chức thực hiện các bước Đề án giao rừng, gắn giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng sẽ chủ động hơn

1.2.4.2. Nhân tố thuộc về hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

- Nhận thức và ý thức của người dân, hộ gia đình là nhân tố quan trọng trong việc tổ chức giao đất, giao rừng. Nếu nhận thức và ý thức của người dân hạn chế thì việc hiểu biết về các quy định của việc giao đất giao rừng còn chưa rõ. Do đó, dẫn tới tình trạng sử dụng đất rừng chưa đúng với chủ trương chính sách của Nhà nước, sử dụng đất sai mục đích, họ làm nhà ở trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác rừng bừa bãi, tự do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà ít chú ý đến bảo vệ môi trường.

- Năng lực, điều kiện kinh tế của người dân có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ đạt hiệu quả giao đất giao rừng. Khi người dân có năng lực, điều kiện kinh tế thì họ sẽ chú trọng đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng như: khoanh nuôi bảo vệ tốt diện tích rừng được giao; phát triển trồng mới thêm diện tích rừng; công tác chăm sóc bảo vệ được nâng cao và hiệu quả hơn; xây dựng và phát triển các công trình lâm sinh như đường băng cản lửa, đường vận xuất trong lâm nghiệp để thuận lợi trong việc bảo vệ rừng và chăm sóc rừng.

1.2.4.3. Nhân tố môi trường bên ngoài.

- Quy hoạch chính sách sẽ tạo được chủ trương, hành lang pháp lý để các chủ thể lâm nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật áp dụng và thi hành tốt; để người dân hưởng được quyền lợi từ các chính sách như hưởng lợi tức từ rừng và nhận thức rõ được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình như chú trọng trong công tác phát triển và phòng cháy chữa cháy rừng, chấp hành quy định về khai thác trái phép rừng,…

đến công tác giao đất giao rừng. Khi gặp địa hình vùng núi dốc, cao, nhiều khe suối thì gây khó khăn trong việc đi lại; khu vực rừng có thảm thực bì nhiều bụi rậm, nhiều cây tái sinh sẽ gây cản trở trong việc cắm mốc, xác định ranh giới,…

- Tính đúng đắn, hợp lý của bản thân Đề án: Khi Đề án đặt ra được các mục tiêu rõ ràng, các giải pháp hợp lý và các nguồn lực đầy đủ, thì tổ chức thực hiện sẽ đạt được mục tiêu một cách có kết quả và hiệu quả cao.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAO RỪNG, GẮN VỚI GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ CHO HỘ GIA ĐÌNH,

CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU

2.1. Giới thiệu về huyện Diễn Châu và Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn huyện

2.1.1. Khái quát về huyện Diễn Châu

2.1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Diễn Châu là huyện Đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha; với 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và 1 thị trấn, có toạ độ địa lý từ 18051'31''đến 19011'05'' Vĩ độ Bắc; 105030'13'' đến 105039'26'' Kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:

Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu; Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc; Phía Đông: Giáp biển Đông; Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành;

Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Diễn Châu

Huyện nằm trên trục giao thông Bắc - Nam là nơi tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, tỉnh lộ 538 cùng tuyến đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát đẹp là tiềm năng to lớn của huyện trong khai thác thế mạnh du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thị trấn Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 33 km.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. * Điều kiện tự nhiên:

a. Địa hình

Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển.

- Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200 - 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 150, chỉ khoảng 20 % diện tích có độ dốc bình quân dưới 150.

+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80 m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15 - 200.

Nhìn chung đặc điểm địa hình vùng đồi núi chủ yếu thích hợp cho phục hồi và phát triển lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.

- Vùng đồng bằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 - 3,5 m. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, Khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa hình vùng thấp trũng từ 0,5 - 1,7 m và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.

- Vùng cát ven biển:

Phân bố ở khu vực ở phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ xã Diễn Hùng đến đền Cuông (Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 - 3 m. Đây là địa bàn dễ

chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn.

b. Khí hậu

Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc điểm chính của khí hậu thời tiết như sau:

- Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,40C, phân hóa theo mùa khá rõ nét (cao nhất 40,10C và thấp nhất 5,70C). Đặc trưng theo mùa thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu

Chỉ tiêu Cả năm (tháng 4 - 10)Mùa nóng (tháng 11 - 3)Mùa lạnh

Nhiệt độ bình quân (0C) 23,4 25 - 27 18 Trung bình tối cao (0C) - 29 - 32 20 Trung bình tối thấp (0C) - 24 - 26 12 - 13

Tối cao tuyệt đối (0C) 40,1 40,1 -

Tối thấp tuyệt đối (0C) 5,7 - 5,7

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ)

- Chế độ mưa, độ ẩm không khí:

Lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố không đều: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm, đây là thời kỳ khô hạn nhất trong năm. Mùa mưa xảy ra từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập ở những khu vực trũng thấp.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung vào mùa khô nóng (độ ẩm không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.

- Chế độ gió, bão:

Chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành kèm theo nền nhiệt độ thấp gây rét lạnh. Gió Tây Nam tháng 4 tới đầu tháng 9 với tần suất 85% số năm, kèm theo khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mỗi đợt kéo dài 10 - 15 ngày.

Bình quân mỗi năm có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào, bão thường kèm theo triều cường và mưa lớn gây ngập úng, làm nhiễm mặn vùng diện tích ven các cửa sông .

c. Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày gồm sông Bùng, sông Vếch Bắc, kênh Nhà Lê,.. trong đó quan trọng nhất là sông Bùng. Mùa mưa nước các sông lên cao gây ngập úng cục bộ các khu vực ven sông và mùa khô nước các sông xuống thấp gây hiện tượng xâm nhập mặn khu vực cửa sông. Do phần lớn các sông chảy qua địa hình cao dốc tốc độ dòng chảy mạnh nên khả năng tích nước kém. Thời kỳ triều dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu vực ven biển.

* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chính. a. Tài nguyên đất:

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Diễn Châu tỷ lệ 1/25.000, không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn huyện có 9 nhóm đất chính, được chia ra 14 đơn vị đất như sau:

Bảng 2.2. Bảng thống kê các loại đất huyện Diễn Châu

TT Loại đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) 1 Cồn cát trắng Cc 1.345 4,41 2 Đất cát biển C 8.618 28,26 3 Đất mặn ít Mi 691 2,27 4 Đất mặn trung bình M 48 0,16 5 Đất mặn nhiều Mn 442 1,45

6 Đất phù sa không được bồi không có tầng glây P 6.735 22,09

7 Đất phù sa Glây Pg 1.870 6,13

8 Đất phù sa ngập úng Pj 1.600 5,25

9 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 4.354 14,28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 303 0,99

11 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 1.395 4,57 12 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 122 1,57 13 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 41 0,13

14 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 1.557 5,11

(Nguồn: Theo kết quả điều tra đất năm 2019 - Viện Quy hoạch và TKNN)

Theo báo cáo của Phòng TN&MT huyện Diễn Châu, tổng diện tích đất huyện là 30.505 ha, được phân bố như sau:

Bảng2.3: Hiệntrạngtàinguyênđấttạihuyện Diễn Châu

TT Các loạiđất Diệntích (ha) Tỷlệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 30.505,0 100 A Đất Nông nghiệp 22.878,75 75.0

1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.284,3 58,06

2 Đất lâm nghiệp 7.607,95 33,2

3 Đất nông nghiệp khác 1.964,4 8,74

B Đất phi nông nghiệp 6.894,13 22.6

C Đất chưa sử dụng 732.12 2.4

(Nguồn:PhòngTN&MThuyệnDiễn Châu năm 2019)

Diện tích đất đã được sử dụng của huyện chiếm 97,6 % cho các mục đích sản xuất nông nghiệp chiếm 75 %, đất phi nông nghiệp 22,6 % sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi nông nghiệp khác; Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 2,4 %. Nhìn chung hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện cho phát triển kinh tế tương đối cao.

c. Tình hình rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu

Huyện Diễn Châu có diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng lên qua các năm, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện; cùng với sự nỗ lực các ban ngành, UBND xã, Hạt Kiểm lâm...đưa chỉ tiêu độ che phủ huyện đạt nghị quyết đề ra.

Bảng 2.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp qua các năm 2017- 2019 Năm Tổng diện tích Tổng diện tích có rừng (ha)

Trong quy hoạch 3 loại

rừng (ha) Đất chưa có rừng (ha) Ngoài quy hoạch (ha) Độ che phủ (%) Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng 2017 7.607,95 5.584,97 4.339,30 160,44 4.179,30 2.022,98 1.245,67 15,8 2018 7.607,95 5.751,65 4551,20 164,00 4.387,20 1.856,3 1.200,45 19,20 2019 7.607,95 6.207,44 4.752,17 164,44 4.587,73 1.400,51 1.455,27 20,35

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu)

Năm 2017 diện tích đất có rừng 5.584,97 ha đạt độ che phủ 15,8 %; nhờ làm tốt công tác quản lý bảo vệ, phát triển diện tích rừng trồng năm 2017 là 4.179,3 ha lên 4.587,73 ha, rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ tốt 164,44 ha; đồng thời cũng thực hiện kế hoạch trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng từ 2.022,98 ha năm 2017 đến năm 2019 còn lại 1.400,51 ha trồng được 622,47 ha. Trên địa bàn ngoài diện tích đất trong quy hoạch còn có một số diện tích ngoài quy hoạch người dân canh tác sản xuất các mục đích khác không hiệu quả nên đã thay thế trồng chuyển đổi sang cây lâm nghiệp chủ yếu là keo, thông hiệu quả kinh tế cao hơn. Góp phần làm tăng độ che phủ toàn huyện năm 2019 lên 20,35%.

Nhìn chung quỹ đất trong toàn huyện đã được sử dụng tương đối hợp lý, khai thác sử dụng triệt để, tiết kiệm quỹ đất phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn. Phần lớn diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao cho các chủ rừng gồm UBND xã và các hộ gia đình, lực lượng vũ trang. Thực hiện tốt chủ trương giao khoán đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình quản lý nhằm vừa tăng thêm thu nhập cho người dân sống gần rừng vừa nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho nhân dân và trong những năm qua công tác đó đã được thực hiện rất tốt và đạt hiệu quả cao. Ngoài những chính sách và đầu tư, chính quyền còn xây dựng một số chương trình dự án trên địa bàn huyện khác nhằm hoàn thiện cải cách trong giao rừng và sử dụng đất như dự án Bảo về rừng bền vững giai đoạn 2015-2020, kế hoạch khuyến lâm 2018. Cũng

nhờ chủ trương này mà tỷ lệ che phủ rừng của Diễn Châu ngày càng được tăng lên.

2.1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội a. Tình hình kinh tế

Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2017- 2019 của huyện Diễn Châu như sau.

Bảng 1.5.Các chỉ tiêu kinh tế thực hiện giai đoạn 2017-2019

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 7,62 9,46 9,5

2 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100

3 Thu nhập bình quân đầu người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tr. đồng/người/n

ăm

35,2 43,8 50,7

5 Tổng thu NSNN Triệu đồng 466.532 536.244 660.364 6 Số doanh nghiệp đăng ký thành lập

mới Doanh nghiệp 97 115 250

7 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả

năm tăng so với năm trước % 3,42 4 <5

8 Số tiêu chí nông thôn mới trên 1 xã

tăng Tiêu chí (TC) 0,42 (12 tiêu chi ́/xã) 1,6 (17,47 tiêu chí/xã) 1 (19 tiêu chí/xã) 9 Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong

tổng lao động xã hội % 75,3 72 68

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Diễn Châu các năm 2017-2019

b. Tình hình xã hội

- Dân số: Năm 2019, dân số của huyện có 293.501 người, chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ lệ dân số nông nghiệp 68% và dân số phi nông nghiệp 32%.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAO RỪNG, GẮN VỚI GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 - 65)