Kiểm soát thực hiệnĐề án

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAO RỪNG, GẮN VỚI GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 72 - 97)

200 cuốn tài liệu về giao đất giao rừng do Hạt Kiểm lâm huyện biên soạn; cuốn tài liệu về pháp luật

2.2.3.Kiểm soát thực hiệnĐề án

* Kiểm soát việc thực hiện Đề án:

a. Các chủ thể kiểm soát thực hiện Đề án - Hạt Kiểm lâm huyện:

+ Hạt Kiểm lâm chủ trì về thực hiện Đề án trên địa bàn huyện, trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện công tác giao rừng.

+ Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo; Ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và tổ công tác giao rừng cấp huyện

+ Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án hàng năm báo cáo UBND huyện và Chi cục Kiểm lâm tổng hợp tham mưu Sở Nông nghiệp &PTNT cho UBND tỉnh giao kế hoạch

+ Xây dựng dự toán chi tiết, trình Sở Nông nghiệp &PTNT phê duyệt; lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng lực thực hiện công tác giao rừng theo phương án được duyệt

- Phòng Tài nguyên và môi trường:

+ Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện chủ trì tham mưu thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp và cấp GCN-QSDĐ.

+ Thực hiện việc bàn giao tài liệu địa chính cho hạt Kiểm lâm thực hiện việc giao rừng.

+ Cử cán bộ có trình độ năng lực tốt để tham gia Tổ giúp việc giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp.

+ Căn cứ hồ sơ được bàn giao của hạt Kiểm lâm, hoàn thiện hồ sơ cấp GCN- QSDĐ lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân; Trình UBND cấp huyện ký GCN- QSDĐ lâm nghiệp cho các chủ hộ được giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp; Tổng hợp kết quả báo cáo UBND cấp huyện.

- Phòng Văn hóa - Thông tin:

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tuyên tru yền chủ trường, chính sách trong công tác Quản lý bảo về rừng cũng như đề án giao rừng, giao đất.

- Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn:

Hạt Kiểm lâm cấp huyện chỉ đạo tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp gồm nội dung sau:

+ Thành lập Hội đồng giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã do Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch hội đồng giao đất, giao rừng và các thành viên do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định.

+ Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp; tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công tác giao rừng; phố biến quán triệt về quyền lợi và nghĩa vụ của chủ hộ được giao rừng đến mọi người dân biết hướng ứng thực hiện.

+ Xây dựng kế hoạch giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp GCN- QSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn, phạm vị địa giới hành chính của xã trình UBND cấp huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện.

+ Thực hiện các bước giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp tại địa phương. Tiếp nhận đơn và hồ sơ xin giao rừng, thẩm định đơn xin giao rừng. Phối hợp với tổ giao đất, giao rừng cấp huyện để thực hiện kế hoạch giao rừng, gắn với giao đất và cấp GCN-QSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn xã.

+ Ký xác nhận các loại hồ sơ giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp của các chủ hộ nhận đất, nhận rừng theo quy định

- Các Chủ rừng, công ty trên địa bàn:

+ Rà soát lại quỹ đất của đơn vị mình đang quản lý một cách khoa học và hợp lý. Tổ chức lại sản xuất đảm bảo có hiệu quả, tăng cường vai trò trong việc tổ quản lý bảo về và phát triển rừng.

+ Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện xây dựng kế hoạch, phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện tốt các nội dung có liên quan trong Đề án.

b. Về xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và giám sát việc thực hiện kế hoạch

Thông tin phản hồi về việc thực hiện Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp GCN QSDĐ huyện Diễn Châu được thu thập từ các kênh chính thức: báo cáo của phòng TN&MT, phòng NN&PTNT, Hạt Kiểm lâm huyện; báo cáo từ cán bộ cấp xã được giao thực hiện Đề án như địa chính, lâm nghiệp xã,...

Ngoài kênh chính thức trên, BCĐ huyện còn thiết lập kênh phi chính thức để lấy ý kiến phản hồi của người dân về việc thực hiện Đề án được kịp thời và khách

quan. Đó là tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc họp, các cuộc điều tra, phỏng vấn, các hộp thư nóng,..

c. Đánh giá sự thực hiện Đề án

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, theo nhiệm vụ được giao phòng TN&MT, Hạt Kiểm lâm huyện báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp GCN QSDĐ thông qua phòng NN&PTNT huyện để tổng hợp báo cáo Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT, UBND tỉnh Nghệ An. UBND tỉnh tổng hợp báo cáo tổng thể tình hình triển khai thực hiện Đề án với cấp ủy Đảng, HĐND tỉnh tại các kỳ họp. Công tác báo cáo được thực hiện thường xuyên theo đúng yêu cầu về nội dung, thời gian báo cáo mà BCĐ huyện đã đề ra.

Qua các báo cáo, có thể đánh giá kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh trong năm trước, chỉ rõ những chỉ tiêu đã đạt được và chưa đạt được trong năm, xác định nguyên nhân, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất những giải pháp để tiếp tục thực hiện Đề án trong thời gian tiếp theo.

Để có thêm những đánh giá về công tác kiểm soát sự thực hiện Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp GCN QSDĐ huyện Diễn Châu, tác giả đã thực hiện khảo sát đối với ….. cán bộ có liên quan đến thực hiện Đề án; kết quả như sau:

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về công tác kiểm soát sự thực hiện Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp GCN QSDĐ huyện Diễn Châu

ĐVT: %

STT Nội dung

Mức độ đánh giá Tốt Trungbình Kém

1

Chủ thể kiểm soát việc thực hiện Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp GCN QSDĐ huyện Diễn Châu xác định rõ ràng, bảo đảm năng lực và thái độ tốt

2 Nội dung kiểm soát có trọng điểm, tập trung vào khâu thiết yếu 3 Kiểm soát được thực hiện đúng kế hoạch 4 Phát hiện và xử lý sai phạm kịp thời, nghiêm túc

Nguồn: Tác giả thực hiện khảo sát, tháng 6/2020

2.3. Đánh giá tổ chức thực hiện Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng

đồng trên địa bàn huyện Diễn Châu

2.3.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu

2.3.1.1. Nâng cao nhận thực, hiểu biết và hành độngcủa người dânvề bảo vệ phát triển rừng, để giảm nguy cơ xâm hại rừng, tăng độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái

Nhìn chung, đề án giao rừng gắn giao đất và cấp GCN-QSDĐ đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu trong thời gian qua đạt được nhiều thành công. Với loại rừng rừng trồng Thông nhựa trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Vị trí khu rừng thuộc khoảnh 1, 2, 3, 4; tiểu khu: 893C, tờ bản đồ số 01/GĐGR 2019, xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đây là diện tích cần phải tiếp tục giao cho hộ gia đình, cá nhân trong thời gian tới. Sau khi được giao đất, giao rừng, tổ chức, cộng đồng dân cư và hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Diễn Châu đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng, sở hữu đất, rừng theo quy định của pháp luật thông qua các quyết định giao đất, giao rừng và cấp GCN-QSDĐ gắn với tài sản (rừng) trên đất cho hộ gia đình, cá nhân. Nhiều hộ gia đình đã thuận lợi trong việc thực hiện quyền chuyển đổi, cho thuê, bảo lãnh, góp vốn, thừa kế, đặc biệt là việc thực hiện quyền thế chấp sổ đỏ để vay vốn đầu tư phát triển rừng và phát triển sản xuất trên đất rừng.

Các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Diễn Châu được giao rừng giao đất lâm nghiệp được hưởng lợi theo các quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành khung hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được giao rừng được thu hái lâm sản phụ, nhựa... trong quá trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng; được khai thác cây gỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh theo thiết kế khai thác theo quy định; được trồng các loại cây nông, lâm nghiệp dưới tán rừng theo quy định.

Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn huyện Diễn Châu cho thấy việc triển khai thực hiện chính sách giao đất giao rừng tại huyện đã làm thay đổi nhận thức,

mức độ hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai, pháp chế rừng và sự ảnh hưởng của các vụ vi phạm pháp luật đất đai đến sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường sinh thái. Chính sách giao rừng gắn giao đất lâm nghiệp đã tác động tích cực đến việc xây dựng, củng cố nâng cao trình độ dân trí người dân huyện Diễn Châu. Nhờ đó, cộng đồng dân cư xóm và hộ gia đình đã có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng. Hiện tượng phá rừng, khai thác rừng, lâm sản, lấn chiếm chuyển đổi mục đích rừng và đất lâm nghiệp đã giảm nhiều trên địa bàn huyện.

Trên địa bàn huyện Diễn Châu, đề án giao rừng gắn giao đất và cấp GCN-QSDĐ được triển khai đã giúp quỹ đất nông lâm nghiệp của từng xã được xác định. Các dự án như Chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ về phủ xanh đất trống đồi núi trọc được triển khai trên địa bàn huyện. Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP, Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính phủ; Quyết định 120/QĐ-TTg về bảo rừng ven biển và các dự án khác trong nước và quốc tế liên quan đến lâm nghiệp và quản lý bảo vệ rừng để người dân hưởng lợi phát triển kinh tế. Các hộ gia đình đó chủ động nhận một phần đất chưa sử dụng để cải tạo thành đất sử dụng, cải tạo thành đất nông nghiệp nhờ đó mà diện tích đất nông nghiệp tăng lên, tạo thêm được sản phẩm lương thực, hàng hoá cho xã hội, mức độ che phủ rừng cũng tăng lên nhanh, màu xanh của rừng đó trở lại trên nhiều diện tích đồi núi trọc.

2.3.1.2. Hoàn thành việc giao đất giao rừng và cấp GCN QSDĐ

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Diễn Châu có 50 hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp với tổng diện tích 203,9127 ha, chỉ đạt 66,3% so với kế hoạch đăng ký. Với các đối tượng giao rừng gắn với giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp : 130,124ha có 36 hộ được giao. Giao rừng trên đất lâm nghiệp đã giao: 45,2447ha có 07 hộ được giao; giao rừng không giao đất (đất quy hoạch Quốc phòng) : 28,544ha có 07 hộ được giao.

2.3.1.3. Nâng cao đời sống và thu nhập của người dân từ việc sản xuất kinh doanh rừng có hiệu quả

Nhờ có chính sách giao đất giao rừng mà người dân trên địa bàn huyện Diễn Châu đã chủ động hơn trong việc bố trí cây trồng trên diện tích của mình được nhận. Cơ cấu cây trồng của các hộ đó có sự thay đổi rõ rệt; Diện tích các loại cây trồng của các hộ gia đình là theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng có tỷ trọng lớn, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Diện tích tr ồng các loại cây lâm nghiệp tăng lên do đó chủ động đầu tư khai thác cải tạo đất, đưa đất vào sử dụng có hiệu quả hơn. Đối với cây lương thực sau khi giao đất giao rừng, người dân trên địa bàn huyện Diễn Châu đã đưa giống mới năng suất cao vào đầu tư thâm canh nhằm tăng sản lượng lương thực trên diện tích được giao. Mở rộng diện tích vườn nhà và đất đồi được giao, theo hướng phát triển kinh tế đồi rừng, nông lâm kết hợp. Trong chăn nuôi được các hộ gia đình chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, các loại giống gia súc gia cầm có giá trị kinh tế cao như: Trâu, Bò, dê vv... thay thế những vật nuôi trước đây có giá trị kinh tế thấp hơn. Được làm chủ trên mảnh đất của mình, người dân trên địa bàn huyện Diễn Châu chủ động tổ chức sản xuất, chọn ra phương thức canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn các cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và khả năng sản xuất của gia đình đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ sử dụng đất và rừng một cách bền vững. Đó là những nguyên nhân đó góp phần làm năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều tăng qua các năm.

Cuộc sống của người dân ở huyện Diễn Châu như xã Diễn Lâm, Diễn Đoài… trước kia rất khó khăn vì thiếu đất canh tác và sau khi được nhà nước giao rừng gắn giao đất cuộc sống của người dân khá giả hơn. Trong năm qua, việc đất lâm nghiệp và rừng được giao đến cho từng hộ gia đình trên địa bàn huyện, đã khuyến khích người dân tham gia sản xuất, trồng rừng và kết quả mang lại rất cao. Một số hộ gia đình đã biết tận dụng quỹ đất của mình để sản xuất mô hình nông lâm kết hợp và thu nhập được nhiều lợi nhuận. Người dân đã tích cực phát triển kinh tế tập trung làm ăn nhiều mô hình trang trại được mọc lên. Cây trồng chủ yếu là keo, thông và các cây phát triển kinh tế. Có thể nói

hiệu quả kinh tế từ công tác giao đất giao rừng mang lại cho người dân huyện Diễn Châu rất rõ. Nó giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân. Công tác trồng rừng hiệu quả hơn với tỷ lệ thành rừng cao, nhiều hộ dân trong huyện đã tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng sản xuất; trong đó, cây keo lai khẳng định được giá trị kinh tế với thu nhập bình quân trên 60 triệu đồng/ha.

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là giải pháp quan trọng để ổn định an ninh chính trị, đẩy lùi các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào tầng lớp lao động nông thôn khi thiếu việc làm. Do đó, chính sách giao rừng giao đất đã giải quyết được phần nào về việc làm cho lao động nông thôn ở các xã vùng núi của huyện Diễn Châu.

2.3.1.4 . Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia vào hồ sơ quản lý rừng và đất lâm nghiệp

Việc giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Diễn Châu cho các đôi tượng quản lý giúp cho việc quản lý các số liệu về trạng thái rừng, trữ lượng rừng, chất lượng rừng một cách logic, có khoa học hơn và hiệu quả hơn.

2.3.2. Ưu điểm trong tổ chức thực hiện Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn huyện Diễn Châu

* Chuẩn bị triển khai Đề án.

- Về xây dựng bộ máy tổ chức thực thi: Ban chỉ đạo huyện, Chính quyền xã được thành lập theo đúng chức năng, nhiệm vụ chương trình đề ra và thường xuyên được củng cố kiện toàn, luôn chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, bám sát thực tiễn tại địa phương để chỉ đạo, điều hành, do đó kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện.

- Về công tác tập huần đã thường xuyên cập nhật và hướng dẫn kịp thời những văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành đến các thành viên Ban chỉ đạo huyện nắm bắt và tổ chức thực hiện đề án

*Chỉ đạo thực hiện Đề án.

với Phòng TN&MT truyên truyền quy trình cấp GCN-QSDĐ, chính sách giao rừng gắn giao đất lâm nghiệp. Ngoài ra, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện cũng đã

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAO RỪNG, GẮN VỚI GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 72 - 97)