Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [5], cho biết: mò bao lông
Demodex canis lây lan trực tiếp hoặc tiếp xúc. Gây nhiễm nhân tạo ít kết quả. Chó còn non, lông ngắn, gầy yếu, dễ mẫn cảm nhất là khi chó bị sốt ho do virus. Mò bao lông cũng thấy trên da con vật khỏe, đặc biệt là những chó già, Một số tác giả cho rằng mò Demodex canis là ký sinh trùng thường thấy và thật ra gặp trên tất cả chó nhưng chỉ gây ra lở loét cho một số chó. Khi sức khỏe giảm, dễ cảm nhiễm ho do virus, hoặc khi da xây sát. Cũng tìm thấy trên da người.
Nguyễn Phước Trung (2002) [17] cho biết: có thể dùng thuốc mitraz 0,025% trong nước bôi lên da ghẻ, tiêm Ivermectin với liều 0,2 mg/kg, 2 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 14 ngày. Bôi DEP (Diethyl-phathalate) lên chỗ có ghẻ cho chó có hiệu quả điều trị bệnh cao.
Theo Nguyễn Vũ Thị Hồng Loan (2003) [10], tỷ lệ nhiễm Demodex
35,25%, Sarcoptes 11,49%. Dấu hiệu ở chó thường thấy những đám loang lổ nhỏ không mọc lông chung quanh mắt hay toàn bộ cơ thể. Dạng cục bộ tổn thương phân bố từng vùng nhỏ ở trên mặt, chân trước hoặc cả hai mí mắt. Dạng toàn thân da đỏ với nhiều dịch viêm rỉ máu và huyết thanh.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [7], nấm thường xuất hiện ở cổ, u vai, bề mặt của lòng và chân gồm những mãng tròn, đường kính 2 - 3 cm.
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [8] cho biết: chó mắc bệnh ghẻ ngầm do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nƯớc bọt và các chất bài tiết làm cho con vật bị ngứa, khi trời nóng lúc thú vận động ngứa càng nhiều. Chó bị ghẻ hay gãi, cắn chỗ ngứa, cọ xát nền chuồng, nền nhà.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012) [15], căn bệnh do cái ghẻ có tên là Demodex canis gây ra, ghẻ ký sinh ở bao lông (màng bọc xung quanh chân lông) hoặc trong tuyến mỡ dưới da của chó.
Theo Bùi Khánh Linh và cs. (2014) [9], mò bao lông thường ký sinh ở nang lông và gây viêm da, bệnh xảy ra quanh năm, ở mọi giống chó và tỷ lệ bệnh mắc tăng dần theo lứa.