Kết quả theo dõi số chó được đưa đến tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh tạ

Một phần của tài liệu Thực hiện các biện pháp phòng và trị một số bệnh ngoài da cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an (Trang 59 - 62)

bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An

Trong quá trình thực tập tại phòng mạch thú y, em đã theo dõi số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh. Kết quả được trình bày qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả theo dõi số chó được đưa đến tiêm phòng vắc-xin tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An Tháng/năm 07/2020 08/2020 09/2020 10/2020 11/2020 12/2020 01/2021 Tổng

Kết quả bảng 4.2. cho thấy: chó được đưa đến phòng khám tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc-xin là vắc-xin dại, vắc-xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh carê, parvo, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc-xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh giống như vắc-xin 5 bệnh và có thêm bệnh do Leptospria và bệnh do Coronavirus). Tổng số chó đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 448. Trong đó, số chó đến tiêm phòng vắc-xin 5 bệnh là cao nhất, tiếp đến là vắc-xin 7 bệnh và thấp nhất là vắc-xin dại.

Theo Luật Thú y: “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc-xin phòng bệnh dại một năm một lần”, vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo Luật, bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa.

Trong quá trình đến tiêm phòng, chủ nuôi chó thường kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, trong đó có bệnh dại.

Cũng qua bảng 4.2 cho thấy số lượng chó được đưa đến tiêm phòng chủ yếu là chó ngoại, tỷ lệ chó nội rất thấp. Điều này cho thấy chó nội vẫn chủ yếu là nuôi dân dã, chưa được quan tâm nhiều nên số lượng chó nội đến phòng mạch không nhiều. Mặt khác ở các địa phương hàng năm thường có những đợt tiêm phòng dại nên tỷ lệ tiêm phòng bệnh này ở phòng mạch là khá thấp.

Trong chăn nuôi việc tiêm phòng vắc-xin là một khâu rất quan trọng. Đối với chăn nuôi chó, đặc biệt là chó ngoại thì việc tiêm phòng càng phải được quan tâm.

Tuy nhiên, trong quá trình tiêm vắc-xin cho chó cũng cần lưu ý:

- Tư vấn cho chủ vật nuôi về loại vắc-xin, tác dụng phòng các bệnh nào, tác dụng phụ có thể xảy ra, trường hợp xấu có thể xảy ra,...

- Tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ.

- Trước khi tiêm cần kiểm tra thông tin đầy đủ về sức khỏe và lịch sử tiêm phòng của vật nuôi.

- Không tiêm vắc-xin khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi vật nuôi bị sốt... (phải kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng).

- Sau khi tiêm xong cần tư vấn cho chủ vật nuôi cách chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm, kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.

4.3. Kết quả chẩn đoán một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó được đưa đến khám tại phòng mạch

Một phần của tài liệu Thực hiện các biện pháp phòng và trị một số bệnh ngoài da cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w