Nghề mộc phát triển, nhưng lại không được quy hoạch xây dựng khu cụm công nghiệp sản xuất tập trung nên các hộ dân lập xưởng sản xuất ngay trong khu dân cư đông đúc. Vì thế ở Vạn Điểm, ban ngày người ta hay bắt gặp thấy những người phụ nữ quanh năm bịt kín mặt, cần mẫn ngồi đánh giấy ráp ven đường, hay những anh thợ luôn phủ một lớp bụi gỗ trên người.
Tuy nhiên, các hộ gia đình vẫn có nhu cầu mở rộng nhà xưởng, lắp đặt thêm thiết bị máy để mở rộng sản xuất nên diện tích nhà xưởng hiện nay vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế biến của các hộ gia đình. Nhiều hộ phải tận dụng phần diện tích nhà ở để làm xưởng sản xuất, làm trụ sở giao dịch, giới thiệu sản phẩm.
Để tháo gỡ khó khăn của làng nghề, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề xã Vạn Điểm Hoàng Kỳ Tài nêu giải pháp:
Trước mắt, các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trên địa bàn xã rất mong muốn dự án mở rộng cụm công nghiệp làng nghề sớm được triển khai, qua đó giúp các cơ sở làm nghề thuận lợi về mặt bằng để mở rộng sản xuất, kinh doanh;
Tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm: Tích cực tham gia trưng bày tại nhiều sự kiện lớn của thủ
đô như ở Hoàng Thành Thăng Long do sở du lịch tổ chức; Trưng bày tại các nhà bát giác do sở công thương tổ chức. Thông qua hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm đó nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường, kí kết các hợp đồng kinh tế, cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng sản phẩm trong cả nước, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho hội viên, nhân dân trong và ngoài xã, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, bảo tồn duy trì và phát triển nghề truyền thống của quê hương.
Để từng bước tạo dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của các làng nghề UBND Thành phố đã lựa chọn một trong các làng nghề để hỗ trợ thông qua Quyết định số 4298/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 về việc phê duyệt danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề. Về nhiệm vụ xây dựng “Làng nghề Mộc cao cấp Vạn Điểm” được thực hiện với sự quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, Chi cục phát triển Nông thôn Hà Nội kết hợp với chính quyền địa phương để thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề Mộc cao cấp Vạn Điểm”. Theo đó, Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D là đơn vị được chọn thực hiện nội dung: Xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm”. Trong đó, nội dung hỗ trợ gồm có 02 nội dung chính: Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề; Tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm”.
Cùng sự hỗ trợ, định hướng của các cơ quan chức năng trong việc phát triển nhãn hiệu tập thể “Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm”. Thời gian tới, tin tưởng rằng nhận thức của các hộ sản xuất, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp và khách hàng về giá trị của nhãn hiệu nói chung, giá trị nhãn hiệu tập thể “Làng nghề Mộc cao cấp Vạn Điểm” nói riêng sẽ được thay đổi, góp phần ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước khẳng định vị thế sản phẩm trên thị trường.
Xã Vạn Điểm nằm ở phía Đông Nam huyện Thường Tín (Thành phố Hà Nội). Xã có ga đường sắt Đỗ Xá, tuyến quốc lộ 1A, tỉnh lộ 429 chạy qua, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với nút giao Vạn Điểm nên rất thuận tiện phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, trong đó nổi bật là nghề sản xuất đồ mộc cao cấp.
Bảo Ngọc
LÀNG NGHỀ MỘC CAO CẤP VẠN ĐIỂM
Ông Hoàng Kỳ Tài, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề xã Vạn Điểm
Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vạn Điểm