Quy trình kiểm tra văn bản theo địa bàn

Một phần của tài liệu SỔ TAY NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Trang 33 - 35)

III. QUY TRÌNH KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN THEO

2.Quy trình kiểm tra văn bản theo địa bàn

Kiểm tra văn bản theo theo địa bàn là một trong các phương thức kiểm tra văn bản quy định tại Điều 116 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Đây là hoạt động không thường xuyên của hoạt động kiểm tra văn bản.

2.1. Thành lập Đoàn kiểm tra hoặc Đoàn Kiểm tra liên ngành

- Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, nếu thấy cần thiết, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp quyết định thành lập Đoàn kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra về thành phần, thời gian, địa điểm, nội dung làm việc. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, hồ sơ liên quan theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản.

- Trường hợp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra văn bản theo địa bàn thì cơ quan có văn bản được kiểm tra phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra chuẩn bị điều kiện cần thiết phục vụ Đoàn kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra.

Mặc dù hoạt động kiểm tra văn bản là độc lập nhưng việc kiểm tra văn bản cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan kiểm tra và cơ quan ban hành văn bản; giữa cơ quan nhà nước có liên quan trong quy trình kiểm tra văn bản. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình kiểm tra văn bản thể

hiện trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật. Sự phối hợp giữa các cơ quan ban hành văn bản và cơ quan kiểm tra văn bản cũng nhằm nâng cao hoạt động quản lý nhà nước nói chung.

2.2. Tiến hành kiểm tra

Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các nội dung đã nêu cụ thể tại mục 2 Phần II Cuốn sách này.

2.3. Kết luận kiểm tra

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Lãnh đạo cơ quan kiểm tra quyết định tổ chức hoặc không tổ chức trao đổi, thảo luận về nội dung có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản được kiểm tra. Đoàn kiểm tra ban hành Thông báo kết luận, kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, kiến nghị việc xử lý văn bản trái pháp luật; đồng thời kiến nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, người xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật.

2.4. Công bố kết quả xử lý văn bản

Việc công bố kết quả xử lý văn bản cũng thực hiện tương tự như Quy trình tự kiểm tra văn bản (Xem nội dung tại mục 4 Phần II Cuốn sách này).

2.5. Theo dõi quá trình xử lý văn bản

Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở Sổ theo dõi xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật để theo dõi quá trình kiểm tra và xử lý văn bản từ khi phát hiện văn bản sai trái đến khi có kết luận, xử lý cuối cùng về văn bản đó.

Một phần của tài liệu SỔ TAY NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Trang 33 - 35)