KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM RÀ

Một phần của tài liệu SỔ TAY NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Trang 37 - 41)

NHIỆM RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA

1. Khái niệm

Khoản 5, khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2016/NĐ- CP – được sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP định nghĩa khái niệm rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL như sau:

Rà soát văn bản QPPL là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp”.

Ví dụ: Luật Doanh nghiệp năm 2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Theo đó, các cơ quan liên quan có trách nhiệm xác định văn bản cần rà soát theo căn cứ rà soát là Luật Doanh nghiệp năm 2020. Văn bản cần rà soát được xác định theo quy định tại Điều 145 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP . Trên cơ sở xác định các văn bản cần rà soát nêu trên, cơ quan rà soát có trách nhiệm phân công người rà soát tiến hành việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản cần

(được) rà soát với Luật Doanh nghiệp năm 2020 để phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.

Hệ thống hóa văn bản QPPL là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản QPPL đã được rà soát theo các tiêu chí sắp xếp văn bản”.

Ví dụ: Năm 2019, UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện hệ thống hóa văn bản của HĐND, UBND tỉnh ban hành kỳ 2014-2018. Theo đó, ngày 28/02/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 322/QĐ-UBND về việc công bố các Danh mục văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018. Trong mỗi lĩnh vực, văn bản được sắp xếp theo thứ tự văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đến văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn, đối với các văn bản có cùng hiệu lực pháp lý thì sắp xếp theo thứ tự thời gian ban hành văn bản từ văn bản được ban hành trước đến văn bản được ban hành sau.

2. Nguyên tắc rà soát, hệ thống hóa

Điều 138 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định các nguyên tắc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL như sau:

Một là, việc rà soát phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát.

Hai là, việc hệ thống hóa phải được tiến hành định kỳ, đồng bộ; kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn

hiệu lực và các danh mục văn bản; tuân thủ trình tự hệ thống hóa.

Ba là, việc rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa

Điều 138 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa của các chủ thể như sau:

3.1. Trách nhiệm của UBND các cấp

UBND thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và HĐND cùng cấp ban hành; phối hợp với Thường trực HĐND kiến nghị HĐND xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản của HĐND.

3.2. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do HĐND, UBND cấp mình ban hành.

- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản do HĐND, UBND cấp mình ban hành.

3.3. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

- Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế HĐND và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống

hóa văn bản của UBND, HĐND cùng cấp có nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.

- Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Thủ trưởng các cơ quan khác đã chủ trì soạn thảo văn bản của HĐND, UBND có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế HĐND, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của HĐND, UBND cấp mình.

3.4. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản trong trường hợp có sự điều chỉnh địa giới hành chính

Trường hợp giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính thì UBND của đơn vị hành chính mới có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản do HĐND, UBND của đơn vị hành chính trước đó ban hành.

4. Trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản của một số cơ quan/đơn vị không trực thuộc UBND nhưng đã một số cơ quan/đơn vị không trực thuộc UBND nhưng đã chủ trì soạn thảo văn bản trình HĐND, UBND ban hành

Trong thực tế, có một số cơ quan, đơn vị không phải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND nhưng đã chủ trì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu SỔ TAY NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Trang 37 - 41)