thành tựu khoa học của con người trong việc duy trì và phát triển đa dạng di truyền đối với thực vật và động vật
I.Các phương pháp nhằm bảo vệ đa dạng di truyền: cũng phải tiến
hành một cách tổng hợp bằng nhiều phương pháp hỗ trợ cho nhau: Insitu, Exsitu, Invitro... đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của tồn xã hội vì cuộc sống của chính con người; tiến đến bảo vệ mơi trường sống một cách ổn định, cân bằng và bền vững (Astley, 1992).
1)Bảo tồn chuyển chỗ hay bảo tồn ngoại vi (Exsitu Conservation)
Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn lồi hoang dã ngồi mơi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn lồi cây trồng, vật nuơi đặc hữu, cĩ giá trị ngồi mơi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và cơng nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền (Luật đa dạng sinh học)
Bảo tồn Exsitu nghĩa là bảo quản hoặc duy trì quần thể ở nơi khác với nơi mà chúng sinh ra, tiến hố và thích nghi. Đây là phương pháp bảo tồn mang tính cổ điển, được hình thành từ đầu thế kỷ này và được triển khai rộng rãi từ sau thập kỷ 60. Phương pháp này cho phép bảo tồn số lượng giống lớn và an tồn. Tuy nhiên, sự đa dạng di truyền luơn luơn bị đe dọa trong khi bảo tồn Exsitu. Đĩ là do bảo tồn giống dưới dạng "ngủ" trong các kho lạnh khơng duy trì được quá trình tiến hố trong mơi trường tự nhiên (Hiroko Morishima, 1995).
Bảo tồn Exsitu bao gồm bảo quản kho lạnh, bảo quản In-vitro và bảo quản trong điều kiện trồng trọt nhưng khơng phải tại nơi tồn tại hoặc gieo trồng phổ biến của lồi. Bảo quản In-vitro là bảo quản trong ống nghiệm, cĩ thể thực hiện bằng phương pháp như nuơi cấy mơ tế bào, bảo quản ADN, bảo quản phơi trong nitơ lỏng (Nguyễn Hồng Nghĩa, 1999).
2) Bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn nội vi (Insitu Conservation)
Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn lồi hoang dã trong mơi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn lồi cây trồng, vật nuơi đăc hữu, cĩ giá trị trong mơi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng (Luật đa dạng sinh học)
Đây là phương pháp bổ trợ cho những khiếm khuyết của phương pháp Exsitu (Vaughan, 1992). Bảo tồn Insitu được xem như là một quá trình bảo tồn động, quần thể được bảo tồn Insitu cịn được xem như là phịng thí nghiệm sống, nĩ cung cấp cho chúng ta các kiến thức về tiến hố, cấu trúc quần thể. Bảo tồn in-situ tài nguyên di truyền thực vật khắc phục được những nhược điểm của bảo tồn ex-situ đồng thời là cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ tổng thể tài nguyên đa dạng sinh học và bảo vệ mơi trường sinh thái (IPGRI, 1998).
Một biến thức của phương pháp bảo tồn Insitu là bảo quản nơng trại. Các lồi cây cần bảo quản được đưa vào cơ cấu cây trồng của nơng hộ, vừa bảo quản được tài nguyên di truyền, vừa cĩ thể đảm bảo thu nhập bình thường của nơng hộ. Cĩ những giống cây trồng đã được họ vừa sử dụng vừa lưu giữ trên đồng ruộng từ thế hệ này sang thế hệ khác với cả những kiến thức hiểu biết về đặc tính và kỹ thuật gieo trồng chúng. Quá trình tiến hố của vật liệu trong bảo tồn trên đồng ruộng của nơng dân sẽ được tiếp tục cùng với những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh; vật liệu được gieo trồng tại nơi khu trú với những kỹ thuật truyền thống, chúng sẽ thích nghi tốt hơn với những sự thay đổi về mơi trường (Devra và cs., 1997).