IV. Nội dung chương trình:
nghiên cứu Trao đổi nghiên cứu Trao đổ
Điều 21 điểm 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI có ghi: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở”. Theo Quy định số 98-QĐ/TW ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư quy định chi tiết chức năng nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở: “Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh”. Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) có nhiệm vụ lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo công tác tư tưởng, công tác cán bộ, công tác đoàn thể và xây dựng tổ chức đảng.
Có thể nói TCCSĐ là cấp trực tiếp đưa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng vào thực tiễn và tổ chức thực hiện thành công đường lối, chủ trương chính sách ấy; là cầu nối giữa cơ quan
lãnh đạo cấp trên của Đảng với đảng viên và quần chúng; là nơi giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên, nơi đào tạo cán bộ cho Đảng, nơi đảm bảo tính tiên phong gương mẫu của người đảng viên. Đối với những đơn vị kinh doanh như Vietcombank, ngoài chức năng, nhiệm vụ là công tác tổ chức xây dựng Đảng thì vai trò của cấp ủy cơ sở là lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, chính là lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh doanh được giao. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đảng, là thước đo đánh giá công tác lãnh đạo của cấp ủy và là cơ sở có tính chất quyết định đánh giá tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (ĐUK), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và sự chỉ đạo của trực tiếp của Đảng ủy Vietcombank, các Đảng bộ, Chi bộ cơ sở đã làm tốt vai trò tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo của mình trong công tác chuyên môn cũng như trong công tác đảng ở cơ sở: (i) thường xuyên tham mưu cho Đảng ủy cấp trên trong việc đề ra các chủ trương trong lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị cơ sở trong hoạt
động kinh doanh và các mặt công tác khác. (ii) quán triệt sự chỉ đạo của Đảng ủy cấp trên và đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình, hàng năm các TCCSĐ đều ra nghị quyết lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. (iii) lãnh đạo đảng viên, cán bộ và người lao động phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của người lao động, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, và các biểu hiện tiêu cực khác; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động; làm tốt công tác giáo dục bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; tham gia xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức, công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ; lãnh đạo Công đoàn, Đoàn thanh niên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, phát huy quyền làm chủ của người lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao; xây dựng Đảng bộ, Chi bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lưc, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là chế độ phê bình và tự phê bình trong Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng; rèn luyện đội ngũ đảng viên, nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Việc
hiện thực hóa chủ trương của Đảng về việc nhất thể hóa chức danh bí thư với chức danh người đứng đầu đơn vị, đã giúp cho các TCCSĐ thực hiện tốt hơn việc lãnh đạo chỉ đạo đơn vị trong hoạt động kinh doanh, tạo sự đồng thuận và nhất trí cao trong mọi quyết định của đơn vị, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì các TCCSĐ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: Cấp ủy, Bí thư cấp ủy chưa phát huy hết vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình trong mọi hoạt động; các buổi sinh hoạt đảng còn mang tính hình thức, nội dung chưa phong phú, công tác phê và tự phê còn yếu; công tác kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật đảng chưa đi vào thực chất; đâu đó vẫn còn sự nhất trí chưa cao trong cấp ủy.
Có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do chất lượng cấp ủy chưa cao, vẫn còn đó nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của công tác lãnh đạo chỉ đạo của Đảng đối với chuyên môn; đa số cán bộ cấp uỷ là kiêm nhiệm, thời gian chủ yếu tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn rất nặng nề, thiếu thời gian giành cho công tác đảng; tổ chức bộ máy cấp ủy thiếu và yếu, chưa được đào tạo bài bản.
Từ thực trạng trên, có thể đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng của cấp ủy đảng cơ sở như sau:
Nâng cao nhận thức của cấp ủy về vai trò quan trọng của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, coi nhiệm vụ chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm, công tác xây dựng đảng là then chốt; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về trách nhiệm của cấp uỷ, cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao.
Củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ cơ sở; bầu vào cấp ủy những người thực sự có đức, có tài, tâm huyết trách nhiệm trong xây dựng Đảng và triển khai tổ chức
thực hiện nghị quyết của cấp ủy, tổ chức đảng; nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên trong việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; nghiêm túc trong tự phê bình và phê bình; trung thực, chân thành, thẳng thắn, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong cấp ủy; đổi mới phương thức tác phong lãnh đạo theo hướng dân chủ, sát thực tế, nói đi đôi với làm; lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và quần chúng; xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ; Đặc biệt nâng cao vai trò của bí thư, người chịu trách nhiệm cao nhất trong cấp ủy. Bí thư cấp ủy phải là người có bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của cấp trên vào thực tiễn cơ sở, chủ động trong chỉ đạo điều hành, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, dám đổi mới, dám chịu trách nhiệm, sâu sát thực tế, gắn bó với cán bộ; có năng lực làm công tác quần chúng, có uy tín và khả năng quy tụ, đoàn kết trong cấp ủy, trong đảng bộ, chi bộ và quần chúng.
Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt Đảng thông qua việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt. Lồng ghép các buổi sinh hoạt chính trị với các buổi họp về chuyên môn, giúp cho việc lãnh đạo chỉ đạo đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được tốt hơn. Cấp uỷ, tổ chức đảng cơ sở phải chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Sinh hoạt cấp uỷ cơ sở phải tập trung lãnh đạo, giải quyết những vấn đề thiết thực, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định Điều lệ Đảng; đề cao vai trò quản
lý của cấp ủy, chi bộ và phát huy vai trò tự quản lý của cán bộ, đảng viên. Thực hiện việc phân công công tác cho cán bộ, đảng viên gắn với sinh hoạt chi bộ; định kỳ tổ chức cho cán bộ, đảng viên tự kiểm điểm, tự phê bình làm rõ ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú, thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định; Đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với cấp ủy cấp dưới và đảng viên về chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, chỉ thị, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, giữ gìn tư cách đảng viên.
Nâng cao trình độ, năng lực của cấp ủy đảng ở cơ sở, bằng việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cho bí thư, phó bí thư và cấp ủy viên nhằm bổ sung những tri thức mới trong lý luận và tổng kết thực tiễn, những vấn đề mới trong đường lối, chính sách của Đảng; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành, kỹ năng tác nghiệp trong từng chức danh cụ thể của từng cấp ủy viên; đặc biệt cần có những báo cáo điển hình để người học tham khảo.
Có thể khẳng định chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có được thực hiện tốt hay không, có trở thành hiện thực trong cuộc sống hay không là nhờ vai trò lãnh đạo của các TCCSĐ. Trong lĩnh vực kinh doanh như Vietcombank, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng có thành công hay không, phụ thuộc vào vào vai trò lãnh đạo chỉ đạo đơn vị của các TCCSĐ. Vì vậy, xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự lớn mạnh và phát triển bền vững của Vietcombank. q
tổ chức cơ sở đảng là cấp trực tiếp đưa đường lối, chủ trương chính sách của đảng vào thực tiễn và tổ chức thực hiện thành công đường lối, chủ trương chính sách ấy; là cầu nối giữa cơ quan lãnh đạo cấp trên của đảng với đảng viên và quần chúng; là nơi giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên, nơi đào tạo cán bộ cho đảng.
hOÀng ThÁI hÙng – Vietcombank TSC