Giải quần vợt tỉnh Đắk Lắk cúp Vietcombank năm

Một phần của tài liệu Ban tin VCB so 8-2016 (Trang 52 - 53)

III Lãnh đạo tài ba

Giải quần vợt tỉnh Đắk Lắk cúp Vietcombank năm

Tin Tức Tin Tức

Ông Trần Văn Thuận – Giám đốc Vietcombank Bến Tre (hàng đầu ngoài cùng bên phải) cùng Đội bóng đá nam Vietcombank Bến Tre

Ảnh: Châu Diễm

Chi bộ cơ sở Vietcombank Nam Hà Nội tham quan trại tù Phú Bình Ảnh: Nguyễn Quang Lương

Chi bộ cơ sở Vietcombank Nam Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Hàng Dương

Ảnh: Nguyễn Quang Lương

Ngày 29 – 31/7/2016 tại Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Liên đoàn quần vợt tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp tổ chức Giải quần vợt tranh Cúp Vietcombank năm 2016.

Tham gia giải có hơn 200 vận động viên đến từ 19 Câu lạc bộ Quần vợt

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bao gồm các giải: đôi nam dưới 40 tuổi, đôi nam 41- 50 tuổi, đôi nam – nữ dưới 45 tuổi, đôi nam trên 51 tuổi, đôi nam – nữ trên 45 tuổi và đôi nữ trên 45 tuổi.

Sau 3 ngày thi đấu, Ban tổ chức đã trao giải 7 bộ huy chương cho các cặp vận động viên đạt thành tích cao ở các lứa tuổi trong đó Câu Lạc bộ

Vietcombank Đắk Lắk đạt giải Nhất đôi nữ dưới 45 tuổi và giải Nhì đôi nam – nữ dưới 45 tuổi.

Giải quần vợt tỉnh Đắk Lắk năm 2016 là hoạt động thể thao được tổ chức thường niên nhằm tạo điều kiện cho các vận động viên giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn. q

Cuộc hành trình về nguồn này với điểm đến đầu tiên là nhà tù Phú Quốc (nhà tù Cây Dừa) - một di tích có giá trị to lớn trong lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng miền Nam. Chuyến đi đã khơi dậy truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của những lớp cha ông đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng thời rèn luyện ý chí anh hùng cách mạng, tinh thần vì nước, vì dân cho các thế hệ trẻ; với các hoạt động cụ thể:

Gặp mặt Ban quản lý Khu di tích để nghe giới thiệu về khu di tích lịch sử, những câu chuyện về những hình ảnh anh hùng bất khuất, kiên trung sáng ngời của người chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh đánh thắng kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Thành kính dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng đã không tiếc máu xương, dâng hiến trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước, đang yên nghỉ nơi đây.

Xem phim tài liệu về nhà tù và các mô hình mô phỏng cảnh tra tấn dã man của cai ngục cũng như khí tiết kiên trung của tù binh cộng sản và tham quan khu Trại giam tù binh đã được phục dựng.

Tại nhà trưng bày hiện vật, đoàn có được hình dung khá đầy đủ, sinh động về cảnh tù đày, đói rét, tra tấn, nhục hình... mà bọn cai tù đã trút lên mình các tù nhân cộng sản qua các hình tượng được tái hiện như: hầm thép, chuồng cọp…

Di tích lịch sử này là một bằng chứng sống động ghi dấu tội ác vô cùng dã man của chế độ thực dân có giá trị lịch sử to lớn, gắn liền với vận mệnh dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nơi thắp sáng lên chủ nghĩa anh hùng cách mạng với những người chiến sĩ cộng sản mưu trí, dũng cảm, kiên trung, bất khuất, sẵn sàng hy sinh tất cả cho Đảng, cho Tổ quốc và nhân dân. Qua đó giáo dục truyền thống cánh mạng “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” cho thế hệ sau này trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chi bộ cơ sở cũng đã đến tham quan đền thờ Nguyễn Trung Trực – nơi lưu giữ những chiến tích, kỷ vật, hiện vật về thân thế sự nghiệp, chiến công lừng lẫy của vị Anh hùng dân tộc, vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỷ XIX với câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước

Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. Tại đây, đoàn đã tiến hành dâng hương tưởng niệm cũng như đã được giới thiệu về cuộc đời, hoạt động lãnh đạo, chiến đấu của vị tướng tài ba với những chiến công vang dội: đốt cháy tàu Espérance (Hy vọng) của Pháp năm 1861 trên vàm Nhật Tảo và trận đánh Rạch Giá (Kiên Giang). Được tham quan đền thờ là hoạt động rất có ý nghĩa trong việc giáo dục lịch sử lòng yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về vị anh hùng yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Điểm đến tiếp theo của Chi bộ cơ sở là Bảo tàng cội nguồn, nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật (với 2.000 hiện vật, trong đó có hơn 1.100 cổ vật đã được hội đồng thẩm định cổ vật của Sở Văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang xác định) phản ánh lên tất cả cuộc sống, sinh hoạt của người dân nơi đây. Nhiều thông tin ngắn gọn, hữu ích đã cung cấp thêm cho đoàn tham quan những kiến thức ở tầng sâu về lịch sử hình thành và văn hóa, sản vật Phú Quốc.

Chuyến đi đã để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng trong mỗi thành viên về công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ đi trước; góp phần nâng cao hơn nữa ý thức, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tạo động lực hăng say phục vụ công tác tại đơn vị. Chuyến đi đã góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tô thắm lý tưởng cách mạng, tạo điều kiện rèn luyện tư cách người cộng sản chân chính cho đảng viên, đoàn viên thanh niên đang sinh hoạt tại Chi bộ. Việc tự mình thấu hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng sẽ có tác dụng nhắc nhở, thúc đẩy những quần chúng ưu tú không ngừng ra sức phấn đấu, rèn luyện tài năng và phẩm chất đạo đức, trau dồi tư tưởng chính trị, góp phần xây dựng và phụng sự Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, vững bước đi trên con đường vinh quang mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. q chuyến đi đã để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng trong mỗi thành viên về công cuộc chiến đấu, bảo vệ tổ quốc của các thế hệ đi trước; góp phần nâng cao hơn nữa ý thức, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tạo động lực hăng say phục vụ công tác tại đơn vị.

ngUyỄn SỸ TÙng – Vietcombank Thái Nguyên

Vietcombank Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Ban tin VCB so 8-2016 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)