CÔNG AN HUYỆN VÂN ĐỒN GIÚP NHÂN DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ LỤT

Một phần của tài liệu Ban tin SHCB thang 9 (Trang 36 - 40)

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ LỤT

Cùng với việc triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tại các địa phương, không để xảy ra việc các đối tượng lợi dụng thiên tai để thực hiện hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật, cán bộ chiến sĩ (CBCS) Công an huyện Vân Đồn đã khẩn trương giúp Nhân dân khắc phục hậu quả của lũ lụt, sớm ổn định cuộc sống.

huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống lũ lụt, hạn chế thấp nhất những hậu quả xảy ra, song trước tình hình diễn biến bất thường của thời tiết, mực nước dâng cao nên đã gây ra nhiều thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu, giao thông tại nhiều tuyến đường bị chia cắt, xói lở…

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ trên địa bàn, thực hiện Công điện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, Công an huyện đã huy động 100% CBCS triển khai phương án phòng, chống lũ lụt, tìm kiếm cứu nạn; bố trí CBCS xuống các điểm ngập lụt phối hợp cùng với chính quyền địa phương giúp Nhân dân sơ tán tài sản, khơi thông cống rãnh, phòng, chống lũ lụt; bố trí lực lượng cùng với phương tiện xe ô tô, thuyền cao tốc triển khai cứu hộ, cứu

nạn tại các xã bị ngập lụt trên địa bàn huyện. Trong công tác cứu nạn, cứu hộ, giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt. Nhiều gương CBCS dũng cảm, không sợ hy sinh tính mạng để cứu giúp Nhân dân, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, góp phần giúp Nhân dân vượt qua khó khăn trước mắt để ổn định cuộc sống.

Ngay sau khi nước rút, các CBCS tiếp tục bám địa bàn, trực tiếp tham mưu cho cấp ủy chính quyền và giúp Nhân dân khắc phục hậu quả của lũ lụt: thu dọn vệ sinh, nạo vét bùn đất, khắc phục nhanh hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông bị hư hỏng nặng… đồng thời, chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác đảm bảo ANTT, không để phần tử xấu lợi dụng mưa lớn, lũ lụt để trộm cắp gây mất ANTT.  

Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, những việc làm giúp dân phòng, chống lũ lụt, khắc phục hậu quả thiên tai của Công an huyện Vân Đồn đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh người Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

NGUYỄN NHÂN

Công an huyện Vân Đồn Lực lượng Công an huyện Vân Đồn di chuyển tài sản của

THÔNG TIN TỪ CƠ SỞ 38 Ba Chẽ: ĐỔI THAY TỪ ĐỀ ÁN 196 Từ nguồn vốn Đề án 196, nhiều công trình hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Ba Chẽ đã được đầu tư và đưa vào sử dụng. Qua đó, tạo diện mạo mới cho vùng nông thôn, miền núi và góp phần cải thiện đáng kể đời sống cho người dân sinh sống trên địa bàn.

Bằng nguồn vốn hỗ trợ từ Đề án 196, năm 2017, đập thủy lợi Tài Lò (thôn Nà Làng, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung cấp nước phục vụ sản xuất cho hơn 10ha đất canh tác nông nghiệp của các hộ dân thôn Nà Làng. Từ khi được đưa vào sử dụng,

người dân ở đây có đủ nước tưới tiêu, hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Sản lượng lương thực trên địa bàn ngày càng tăng, nhiều hộ dân còn mạnh dạn đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.

Anh Triệu A Hồng (xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) cho biết: trước kia muốn có nước phục vụ sản xuất, chúng tôi phải cùng nhau lấy đá, đất đắp lạch để lấy nước chảy vào ruộng rất khó khăn. Từ khi có đập thủy lợi Tài Lò, người dân chúng tôi có nguồn nước đảm bảo, không phải thấp thỏm sợ thiếu nước như trước nữa. Sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế của người dân cũng thuận lợi hơn, cuộc sống được nâng lên rõ rệt. Người dân chúng tôi rất phấn khởi.

5 năm qua, bằng nguồn vốn từ Chương trình 135, Đề án 196, huyện Ba Chẽ đã đầu tư xây dựng được 118 công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Trong đó có: 72 công trình giao thông, 22 công trình thủy lợi, 12 công trình nước sinh hoạt, 7 công trình trường học, 3 trạm y tế, 2 công trình điện với tổng kinh phí gần 230 tỷ đồng. Đồng thời, hoàn thành việc ưu tiên bố trí vốn đáp ứng 100% nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất theo đề nghị, nhu cầu của các xã, tổng vốn phân bổ thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2016-2020 với mức gần 22 tỷ đồng cho 2.331 hộ, với 74 dự án; thực hiện 2 dự án, 3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại các xã ĐBKK, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hoàn thành công tác xây, sửa nhà ở cho 584/584 các đối tượng chính sách trên địa bàn…

Các công trình, dự án này được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, áp dụng trong thực tiễn cuộc sống đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng cao Ba Chẽ. Đến nay, 100% xã ĐBKK có đường ô tô được cứng hóa đến trung tâm xã; đường giao thông đến các thôn ĐBKK cơ bản đã được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới; 7/7 xã có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% số hộ dân ở các xã, thôn bản ĐBKK được sử dụng điện lưới quốc gia và từ các nguồn điện khác an toàn; trên 97,8% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện tăng từ 19,7 triệu đồng/người/năm 2016 lên

34 triệu đồng/người năm 2019; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,13%.

Đến hết năm 2019, Ba Chẽ đã hoàn thành việc đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành Đề án 196, trước 01 năm so với kế hoạch. Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ cho biết: Đề án 196 được triển khai trên địa bàn huyện đã trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo về sinh kế, tăng thu nhập, góp phần quan trọng giúp các hộ thoát nghèo, nhân rộng các mô hình kinh tế, chủ động trong sản xuất. Diện mạo của Ba Chẽ từ đề án này đã thay đổi khá nhiều, không chỉ là về hạ tầng được đồng bộ hơn mà người dân cũng dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều hơn.

Huyện Ba Chẽ đang tiếp tục đôn đốc, hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án chuyển tiếp trên địa bàn và khai thác, sử dụng, phát huy tốt hiệu quả các công trình, dự án đã được đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình 135, Đề án 196. Đồng thời, sẽ tập hợp báo cáo chi tiết để trình Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối bố trí nguồn lực đầu tư, hỗ trợ các xã, thôn mới ra khỏi diện ĐBKK trên địa bàn huyện, gắn với thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, đảm bảo tính bền vững của Đề án 196, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và các mục tiêu phát triển bền vững của các huyện.

MINH ĐỨC

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI, TIN THẾ GIỚI 40

Về chính trị

Trong những tháng đầu năm 2020, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tuy có bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 và vấn đề Biển Đông nhưng về tổng thể vẫn duy trì xu thế phát triển ổn định. Các chuyến thăm cấp cao chưa được diễn ra nhưng tiếp xúc cấp cao vẫn được duy trì. Giao lưu, hợp tác kênh Đảng, giữa các bộ, ngành và các địa phương hai nước được triển khai hiệu quả. Hai bên đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/01/1950 - 18/01/2020).

Về hợp tác thương mại

Trung Quốc là đối tác thương mại, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN (từ 2018 vượt Ma-lai-xi-a). Năm 2019, tổng kim ngạch thương mại Việt - Trung đạt 116,9 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2018; 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch thương mại Việt - Trung đạt 35,08 tỷ USD, tăng 5,78% so với cùng kỳ năm 2019. Hiện nay, dịch COVID-19 đang khiến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc bị ảnh hưởng, một số mặt hàng bị tác động trực tiếp là ngành nông sản, trái cây, các chuỗi sản phẩm cung cấp, may mặc, linh kiện điện tử…

Về hợp tác đầu tư

Năm 2019, FDI Trung Quốc vào Việt Nam tăng đột biến, có 683 dự án mới với tổng số vốn đăng ký mới 2,37 tỷ USD, đứng thứ 5/132 quốc gia và vùng

lãnh thổ, gấp đôi so với năm 2018 (1,22 tỷ USD) và chiếm tới 15,5% tổng lượng FDI đăng ký mới tại Việt Nam cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong 3 tháng đầu năm 2020 giảm cả số lượng và tổng vốn đăng ký dự án đầu tư vào Việt Nam.

Về hợp tác du lịch

Trung Quốc nhiều năm dẫn đầu về lượng khách đến Việt Nam (chiếm1/3). Năm 2019, đạt 5,8 triệu lượt, tăng 11,6% so với năm 2018, ở chiều ngược lại, mỗi năm có hơn 3 triệu lượt khách Việt Nam đi Trung Quốc. Nếu bao gồm du khách qua lại biên giới trên bộ, lượng người qua lại hai bên mỗi năm đạt 12 triệu lượt. Do dịch COVID-19, trong tháng 3/2020, lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm 91,5% so với cùng kỳ năm 2019; 3 tháng đầu năm 2020 đạt 871.819 lượt, giảm 31,9%.

Về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc cơ bản ổn định, được hai bên tiến hành quản lý tốt theo 03 văn kiện pháp lý. Đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được đảm bảo. Giao lưu hữu nghị giữa Nhân dân, địa phương hai bên được tổ chức định kỳ, đạt các nội dung hiệu quả, thực chất.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, việc giao thương qua biên giới tại một số cửa khẩu biên giới và đường qua lại giữa Việt Nam - Trung Quốc xuất hiện hiện tượng ùn tắc hàng hóa, nhưng

Một phần của tài liệu Ban tin SHCB thang 9 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)