HOA KỲ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH BIỂN ĐÔNG VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KHU VỰC

Một phần của tài liệu Ban tin SHCB thang 9 (Trang 42 - 46)

VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KHU VỰC

Ngày 13/7/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mai-cơ Pôm-peo ra tuyên bố về lập trường của Mỹ đối với những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Điều chỉnh của Hoa Kỳ trong chính sách Biển Đông: trước đây, khi đề cập đến tranh chấp trên Biển Đông, Hoa Kỳ thường giữ thái độ trung lập, rồi lên án các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh, kêu gọi các nước trong khu vực đàm phán để đi đến thống nhất về chủ quyền trên biển. Tuy nhiên, trước những tuyên bố không thống nhất với hành động, nhất là những hành động ngang ngược gần đây của Trung Quốc kể từ khi xuất hiện dịch COVID-19, Hoa Kỳ đã chuyển hướng, chủ động bác bỏ thẳng thừng gần hết yêu sách của Trung Quốc, chính thức ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Đây là sự điều chỉnh đáng kể của Hoa Kỳ về chính sách Biển Đông. Trọng tâm của Bộ

Ngoại giao Hoa Kỳ do đích thân Ngoại trưởng công bố là bác bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc, bác bỏ hành vi đe dọa, bắt nạt, cũng như những yêu sách kiểm soát hàng hải của Trung Quốc.

Trước tiên, tuyên bố của Bộ Ngoại

giao Hoa Kỳ phản ánh những nội dung chính của phán quyết do Tòa Thường trực trọng tài đưa ra tháng 7/2016 về vụ kiện Biển Đông. Tuyên bố đã “khoanh” những khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc không có quyền yêu sách và khai thác dầu khí, đánh cá; phản đối Trung Quốc yêu sách các vùng nước xung quanh bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), bãi Luconia (ngoài khơi Ma-lai-xi-a), vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Bru-nây và Natuna Besar (ngoài khơi In-đô-nê-xia); khẳng định các khu vực trên không thuộc về Trung Quốc… Tuyên bố của Bộ Ngoài giao Hoa Kỳ làm rõ hơn quan điểm, lập quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng

của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển. (ii) Tuyên truyền, động viên để

ngư dân an tâm vươn khơi bám biển, khai thác hải sản theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh thông tin tích cực, giới thiệu những tấm gương điển hình trong phát triển bền vững kinh tế biển của các ngành, địa phương.

(iii) Kiên quyết đấu tranh, phản bác

các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị liên quan đến công tác đối ngoại, vấn đề Biển Đông, biên giới lãnh thổ. Tiếp tục tập trung tuyên truyền tới đông đảo người dân (nhất là ở khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài, vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung đồng bào có đạo...) cảnh giác trước những thông tin sai sự thật, kích động tư tưởng “bài Hoa”, gây mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

trường, tiếp thêm sức sống cho phán quyết vụ kiện Biển Đông.

Thứ hai, đây là một “đòn ngoại giao

lớn”, khá bất lợi cho Trung Quốc, đẩy Trung Quốc vào thế khó xử. Điều đó cho thấy, Hoa Kỳ sẽ tranh thủ các đồng minh, các đối tác Đông Nam Á trong tiến trình bảo vệ chủ quyền, cũng như bảo vệ các nguồn tài nguyên, nỗ lực bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế, bác bỏ mọi nỗ lực áp đặt “quyền lực thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông. Trong khi Trung Quốc đang vươn ra lãnh đạo toàn cầu, luôn rõ ràng về trách nhiệm chính trị và thiện chí, nhưng với “đòn ngoại giao” này, dư luận quốc tế sẽ đánh giá rằng Bắc Kinh vi phạm luật quốc tế, bắt nạt các quốc gia láng giềng, làm sao xứng mặt lãnh đạo thế giới!

Tuyên bố của Hoa Kỳ rõ ràng gia tăng sức ép lên Trung Quốc trong cạnh tranh chiến lược, dọn đường cho Hoa Kỳ và các đồng minh có thể hành động cứng rắn hơn ở Biển Đông.

Thứ ba, tuyên bố này là mạnh mẽ

nhất của Hoa Kỳ, đưa ra trong bối cảnh các tàu sân bay Mỹ đang tập trận ở biển Đông, cho thấy quan điểm cứng rắn hơn khi Oa-xinh-tơn gọi các yêu sách này của Bắc Kinh là “phi pháp”. Tuy nhiên không có nghĩa là Hoa Kỳ cam kết hành động cụ thể và chưa rõ Hoa Kỳ có thể kiềm chế hành vi của Trung Quốc tới đâu.

Một số tác động đối với các nước khu vực

Trong tuyên bố, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã ủng hộ Bru-nây, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Việt Nam bảo vệ chủ quyền hợp pháp và duy trì

quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh bãi Tư Chính của Việt Nam, bãi đá Luconia ngoài khơi Ma-lai-xi-a, các vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Bru-nây, vùng biển quanh đảo Natuna Besar của In-đô-nê-xi-a. Trong số các nội dung phán quyết của Tòa Thường trực trọng tài, Hoa Kỳ ủng hộ phán quyết rằng Trung Quốc không thể tự tuyên bố chủ quyền hợp pháp với những khu vực mà Tòa Thường trực trọng tài đã phân xử là thuộc về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Phi- líp-pin, bao gồm khu vực quanh bãi cạn Scarborough. Hoa Kỳ ủng hộ phán quyết của Tòa Thường trực trọng tài rằng, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với bãi Cỏ Mây và đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là phi pháp. Hoa Kỳ bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Hoa Kỳ cho rằng, bất kỳ hành động quấy rối ngư dân đánh bắt thủy sản hay cản trở thăm dò, khai thác năng lượng ở khu vực này, cũng như hành vi Trung Quốc tự ý khai thác ở Biển Đông là phi pháp.

Hoa Kỳ cũng tuyên bố sát cánh với các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á để bảo vệ quyền chủ quyền đối với những tài nguyên xa bờ, phù hợp với quyền và nghĩa vụ chiếu theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, không cho phép Trung Quốc coi Biển Đông là đế chế trên biển. Quan điểm chính thức của Oa-xinh-tơn được nhiều quốc

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI, TIN THẾ GIỚI 44

gia Đông Nam Á tán đồng, khiến lập trường chống lại phán quyết của Tòa Thường trực trọng tài, ỷ mạnh át yếu, bành trướng tại Biển Đông của Bắc Kinh thêm bị cô lập.

Tuyên bố của Hoa Kỳ chắc chắn tạo thêm áp lực cho cuộc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), trong đó, một trong những điểm mấu chốt là vai trò của các cường quốc bên ngoài hoặc là bên thứ ba. Liệu COC có bao gồm bên thứ ba hay không? Liệu bên thứ ba hoặc các cường quốc bên ngoài khu vực có được tham gia một cách tự nguyện không? Cho đến nay, Trung Quốc vẫn phản đối sự tham gia của các nước bên ngoài khu vực.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ thể hiện một “bước tiến lớn” của Mỹ trong việc đưa ra hành động cụ thể ủng hộ tiến trình giải quyết các tranh chấp để duy trì hòa bình và quyền tự do đi lại trên Biển Đông.

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã “đánh giá cao” sự

ủng hộ của Hoa Kỳ sau khi Ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trong hai năm qua, Hoa Kỳ không chỉ dùng chiến tranh thương mại, vấn đề Hồng Kông và Đài Loan để gây áp lực với Trung Quốc. Một số nhà quan sát còn cho rằng Hoa Kỳ đã sử dụng nhiều “bài” khác với Trung Quốc như thương mại, khoa học công nghệ, tiền tệ, tư pháp, Tân Cương, Tây Tạng, Biển Đông, Biển Hoa Đông, chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”,… Chắc chắn, với đà này, các con bài chưa dừng ở đó. Trong 10-20 năm tới, cạnh tranh vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ Mỹ - Trung. Không có gì lạ nếu Hoa Kỳ sử dụng nhiều hơn các con bài khác để giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị này với Trung Quốc. Nhưng có điều, hai cường quốc này khó có thể để cạnh tranh bùng phát thành chiến tranh.

Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương

TUYÊN BỐ CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VỀ VIỆC DUY TRÌ HÒA BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH Ở ĐÔNG NAM Á HÒA BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH Ở ĐÔNG NAM Á

Ngày 08/8/2020, nhân dịp kỷ niệm 53 năm ngày thành lập ASEAN, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á, tái khẳng định cam kết mạnh mẽ bảo đảm thực hiện hiệu quả tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và duy trì đà tiến triển trong xây dựng Cộng đồng ASEAN sau 2025. Trong đó có một số nội dung chủ yếu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) Nhấn mạnh cam kết duy trì Đông Nam Á là khu vực hòa bình, an ninh, trung lập và ổn định và tăng cường các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế.

(2) Tái khẳng định ASEAN cần duy trì đoàn kết, gắn kết và tự cường trong thúc đẩy các mục tiêu, nguyên tắc và lợi ích chung được nêu trong Hiến chương ASEAN.

(3) Tái khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của việc bảo đảm các mục tiêu và nguyên tắc trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) cũng như trong Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập và Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi.

(4) Kêu gọi tất cả các nước kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết các khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

(5) Kêu gọi tiếp tục xây dựng lòng tin chiến lược và tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia thông qua tiếp tục đối thoại, hợp tác cùng có lợi và các biện pháp xây dựng lòng tin thiết thực nhằm kiến tạo một môi trường hòa bình, thuận lợi cho tăng trưởng bền vững.

(6) Cam kết tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN và khuyến khích các đối tác của ASEAN tham gia đóng góp xây dựng thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), góp phần vào củng cố lòng tin và tin cậy lẫn nhau, cũng như xây dựng một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, dung nạp và dựa trên luật lệ.

(7) Tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc nêu trong tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) và khuyến khích các đối tác hợp tác cùng ASEAN để thúc đẩy tài liệu AOIP và tiến hành hợp tác

trên các lĩnh vực ưu tiên nêu trong tài liệu nhằm thúc đẩy lòng tin, tôn trọng và lợi ích chung thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

(8) Tái khẳng định, cam kết ủng hộ chủ nghĩa đa phương dựa trên nền tảng các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, đồng thời đề cao cách tiếp cận đa phương trong ứng phó với các thách thức đang nổi lên và tích cực tham gia định hình một cấu trúc đa phương hiệu quả hơn dựa trên luật lệ, có khả năng giải quyết được các vấn đề cấp bách của khu vực và toàn cầu.

Với tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”, là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam dành ưu tiên cao đẩy mạnh đoàn kết, thống nhất, phối hợp hành động hiệu quả trong ASEAN cũng như tăng cường quan hệ với các đối tác để nâng cao năng lực tự cường và khả năng ứng phó hữu hiệu của ASEAN trước các thách thức chưa từng có, đó là dịch bệnh COVID-19 và những chuyển động, cạnh tranh mạnh mẽ, sâu sắc của môi trường địa chiến lược toàn cầu và khu vực, trong đó đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, bao gồm cả Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Việt Nam sẽ cùng các quốc gia thành viên ASEAN tiếp tục thúc đẩy thực hiện thành công tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, định hướng phát triển của Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, nâng cao vị thế và phát huy vai trò của khu vực ASEAN đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển bền vững của khu vực và thế giới.

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI, TIN THẾ GIỚI 46

Đập thủy điện Đại Phục Hưng (GERD) là dự án lớn nhất và được mệnh danh là siêu đập thủy điện của châu Phi, với tổng chi phí xây dựng vào khoảng 4,8 tỷ USD. Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2022, GERD sẽ sản xuất hơn 6.000MW điện, đồng thời đưa Ethiopia tiến tới mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu điện năng lớn nhất châu Phi. Dự án trên do Tập đoàn Điện lực Ethiopia thực hiện và được khởi công vào năm 2011. Tuy nhiên, căng thẳng cũng bắt đầu gia tăng từ đây giữa Ethiopia với Ai Cập và Sudan.

Theo Ethiopia, mặc dù người dân và Chính phủ nước này là những người tài trợ cho dự án, nhưng GERD không chỉ phục vụ Ethiopia mà cả Sudan và Ai Cập. Nhưng Ai Cập và Sudan lại phản đối vì lo ngại GERD sẽ làm giảm nguồn nước của các quốc gia này cũng như tác động tiêu cực đến các con sông ở hạ nguồn, ảnh hưởng đến hơn 90% dân số của hai nước Ai Cập và Sudan. Ai Cập còn lo ngại khi GERD hoàn thành sẽ cần 30 tỷ m3 nước mỗi năm và điều này được cho là sẽ làm hồ Nasser của Ai Cập khô cạn, khiến hoạt động cấp điện từ đập thủy điện Aswan của Ai Cập bị ngưng trệ.

Tháng 2/2020, một vòng đám phán do Mỹ hậu thuẫn đã kết thúc thất bại vì không đạt được đồng thuận pháp lý về quản lý hạn hán và các hiệp ước quốc tế. Ethiopia cho rằng, những điều này gây ảnh hưởng tới chủ quyền của mình và cáo buộc “Mỹ đang ủng hộ Ai Cập”. Các cuộc đàm phán sau đó do Liên minh châu Phi (AU) và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, đương kim Chủ tịch AU tổ chức trong tháng 7/2020 cũng không đạt được thỏa thuận vì không giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản giữa ba nước Ethiopia, Ai Cập và Sudan.

Gần đây, Ethiopia đã lên kế hoạch làm đầy hồ chứa của GERD vào mùa mưa trong

tháng 7 và dự kiến hoàn thành trong 7 năm. Ai Cập và Sudan lo ngại động thái trên có thể làm giảm mực nước sông Nile, gây hậu quả nghiêm trọng cho họ ở hạ lưu sông. Theo Ai Cập, kế hoạch nên diễn ra trong 12 - 21 năm để giảm thiểu tác động của công trình với nguồn nước sông Nile. Căng thẳng gia tăng vào cuối tháng 7/2020 khi nhiều nguồn tin và hình ảnh vệ tinh từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho thấy, Ethiopia đã bắt đầu tích nước vào hồ chứa.

Với những quan điểm bất đồng, sau nhiều lần trì hoãn, lãnh đạo các nước Ai Cập, Ethiopia và Sudan đã nối lại đàm phán vào ngày 04/8/2020. Cuộc đàm phán trực tuyến diễn ra giữa các Bộ trưởng Thủy lợi của ba nước Ai Cập, Ethiopia, Sudan, các quan chức của AU đóng vai trò trung gian, cùng đại diện Mỹ, Liên minh châu Âu và Ngân hàng Thế giới được mời tham gia với tư cách quan sát viên. Tại

Một phần của tài liệu Ban tin SHCB thang 9 (Trang 42 - 46)