Huyện Ba Chẽ

Một phần của tài liệu Ban tin SHCB thang 5 (Trang 38 - 40)

Về phát triển kinh tế

Rà soát, điều chỉnh kịch bản tăng trưởng kinh tế, kế hoạch thu, chi ngân sách và đầu tư công; có giải pháp không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Phấn đấu đến hết quý II/2020 giải ngân 100% vốn chương trình xây dựng NTM, Chương trình 135, Đề án 196; giải ngân 100% các nguồn vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 đã được bố trí phù hợp với tốc độ thu.

Xây dựng định hướng phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2020 - 2025 phải có tầm nhìn dài hạn, gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của các đô thị lân cận như thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn. Phát triển kinh tế lâm nghiệp là trọng tâm gắn với tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng nhanh tỷ trọng du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế; kết hợp quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch, dịch vụ khám phá, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên Khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng (thành phố Hạ Long) và những nét đặc trưng của văn hóa các dân tộc Ba Chẽ.

Nâng cao chất lượng rừng trồng, chú trọng trồng rừng cây gỗ lớn, rừng

phòng hộ đầu nguồn kết hợp phát triển công nghiệp chế biến lâm sản với công nghệ chế biến sâu và thị trường xuất khẩu theo chuỗi giá trị toàn cầu; từng bước tiến tới không sản xuất sản phẩm dăm gỗ. Tập trung phát triển vùng cây dược liệu tập trung gắn với các sản phẩm đặc trưng như: trà hoa vàng, ba kích tím... tạo ra các sản phẩm có lợi thế so sánh với giá trị kinh tế cao, xây dựng sản phẩm OCOP trà hoa vàng, ba kích tím Ba Chẽ thành sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, thương hiệu mạnh.

Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là trong lĩnh vực sản xuất giống nhằm đảm bảo chủ động nguồn cây giống chất lượng, phát triển trồng rừng thâm canh công nghiệp và cây giống của các sản phẩm chủ lực (ba kích tím, trà hoa vàng). Phối hợp với các sở, ngành chức năng và các cơ quan chuyên môn triển khai chương trình nghiên cứu bảo tồn gen và nhân giống các loài thực vật đặc hữu, có giá trị kinh tế và những loài cây dược liệu quý của địa phương.

Quy hoạch và phát triển các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung an toàn sinh học quy mô trang trại, gia trại theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với hệ thống cơ sở giết mổ tập trung. Khuyến khích thực hiện các mô hình liên kết sản xuất với các sản phẩm chủ lực, có giá trị kinh tế.

Xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ kết nối với các trung tâm đô thị Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn. Chú trọng xây dựng các mô hình NTM bền vững ở thôn, bản. Thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.

Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã và tổ hợp tác theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy người dân nông thôn là chủ thể; tạo sự chuyển biến rõ nét, tích cực hơn về nếp sống văn minh của từng hộ gia đình; quan tâm thực hiện tốt vấn đề thu gom, xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn.

Về phát triển văn hóa - xã hội

Chăm lo phát triển văn hóa, xã hội hài hòa gắn với phát triển kinh tế; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, nhất là các lễ hội truyền thống người Dao gắn với phát triển các sản phẩm du lịch. Tiếp tục hoàn thiện, quản lý, phát huy giá trị hệ thống thiết chế văn hóa cộng đồng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình trong đồng bào dân tộc thiểu số. Vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng “nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Chú trọng công tác an sinh xã hội, tập trung phát triển mạng lưới y tế cơ sở và y tế dự phòng, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công, phấn đấu trên 95% dân số được quản lý, theo dõi, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư nhất là trẻ em nhằm hạn chế tối đa tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển các ngành sản xuất có thế mạnh của

huyện. Kết nối với các thị trường sử dụng lao động ở các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, các khu công nghiệp, khu kinh tế và ngành Than. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết nhu cầu học nghề, việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động nông thôn.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và chống tái nghèo bảo đảm thực chất, không chạy theo thành tích. Khơi dậy ý chí của người dân chủ động phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, tham gia xây dựng NTM, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Thống kê, xác định nhu cầu đất rừng sản xuất của từng hộ dân, giải quyết dứt điểm nhu cầu cơ bản về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, hoàn thành Đề án giao đất, giao rừng cho các hộ đồng bào dân tộc.

Một phần của tài liệu Ban tin SHCB thang 5 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)