Huyện Đầm Hà

Một phần của tài liệu Ban tin SHCB thang 5 (Trang 40 - 42)

Về phát triển kinh tế

Rà soát, điều chỉnh kịch bản tăng trưởng kinh tế, kế hoạch thu, chi ngân sách và đầu tư công, cắt giảm các dự án chưa thực sự cần thiết, cấp bách; có giải pháp để giảm nợ đọng xây dựng cơ bản. Phấn đấu đến hết quý II/2020 giải ngân 100% vốn các Chương trình xây dựng NTM; Chương trình 135, Đề án 196; đến 30/9/2020 giải ngân 100% các nguồn vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 đã xác định rõ nguồn vốn cân đối được.

Xây dựng chương trình hành động để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng NTM bền vững, NTM nâng cao, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Phát triển các mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm

nhanh hơn nữa tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ, du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ.

Quan tâm đầu tư, thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật và quản lý hiệu quả các vùng nuôi trồng thủy sản. Chú trọng phát triển nuôi thủy sản thâm canh công nghiệp ở các vùng nuôi tập trung và quảng canh cải tiến, sinh thái vùng rừng ngập mặn. Giảm dần diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa; mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên biển công nghệ cao với những đối tượng nuôi chủ lực là tôm, cá biển. Phát huy lợi thế về phát triển kinh tế biển, nhất là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đưa Đầm Hà trở thành trung tâm nuôi biển, trung tâm sản xuất giống thủy sản công nghệ cao cấp vùng trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế của Tập đoàn Việt Úc, tạo sức lan tỏa, đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao nhất. Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hải sản.

Có lộ trình giảm số lượng tàu nhỏ khai thác ven bờ; tăng số lượng tàu có kích thước, công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, nâng cao năng suất, chất lượng hải sản đánh bắt. Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18- CT/TU, ngày 01/9/2017 về tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tăng cường quản lý chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp.

Quy hoạch và phát triển các vùng chăn nuôi gia súc tập trung ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ gắn với phát triển các vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm chủ lực như gà bản địa, bò sữa, ngan

sao...; nghiên cứu xây dựng mô hình trang trại kết hợp du lịch, mô hình liên kết nông dân và doanh nghiệp trong các dự án sản xuất lớn.

Chủ động phối hợp với Tập đoàn TH đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi bò sữa tập trung và nhà máy chế biến sữa. Nghiên cứu phân kỳ đầu tư dự án theo giai đoạn để tối ưu hiệu quả sử dụng đất bảo đảm tính khả thi của dự án, trong đó ưu tiên triển khai trước khu vực hành chính và nhà máy chế biến sữa. Có giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường theo quy định.

Quy hoạch các cụm công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tạo quỹ đất sạch thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy, cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm nông - lâm - thủy sản, góp phần giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề và cơ cấu lao động nông thôn.

Phát triển kinh tế rừng với phương châm quản lý chặt chẽ, phục hồi và phát triển rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển; nâng cao chất lượng rừng trồng; chú trọng phát triển trồng rừng cây gỗ lớn; khuyến khích, thực hiện các mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp.

Tập trung xây dựng NTM nâng cao, phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP có thế mạnh của huyện. Đẩy mạnh xã hội hóa, gắn hoạt động của các làng nghề với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường. Từng bước đưa nông thôn thành vùng cung cấp nguồn sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao phục vụ ngành du lịch và ngành công nghiệp ở các đô thị lân cận như Móng Cái, Hải Hà, Vân Đồn... Xây dựng mô hình phát

triển kinh tế - xã hội bền vững ở các xã vừa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Về phát triển văn hóa - xã hội

Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; chăm lo, thực hiện hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; chất lượng dịch vụ y tế cơ sở và chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em nhằm hạn chế tối đa tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi. Phối hợp xây dựng Đề án phòng, chống các bệnh không lây nhiễm trong vùng đồng bào dân tộc; tăng cường công tác y tế dự phòng trong cộng đồng.

Nâng cao chất lượng định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn hướng tới các khu công nghiệp, khu kinh tế và ngành than để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tại chỗ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao động của các nhà đầu tư lớn và cho ngành du lịch, các cụm công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và chống tái nghèo về thực chất. Khơi dậy ý chí chủ động vươn lên tự thoát nghèo, chủ động phát triển sản xuất, tham gia xây dựng NTM của người dân.

Rà soát, đánh giá nhu cầu đất sản xuất, đất ở của người dân để có phương án giải quyết dứt điểm; sớm hoàn thành Đề án giao đất, giao rừng cho các hộ dân.

(còn nữa)

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, vừa qua, tàu cá QNg 90617 TS và các ngư dân Việt Nam đang hoạt động đánh bắt thủy sản hợp pháp tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì ngày 02/04/2020 bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm. Đến ngày 03/4/2020, 08 ngư dân Việt Nam trên tàu QNg 90617 TS đã được tiếp nhận an toàn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Ngày 03/04/2020, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh

Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Nhiều nước trên thế giới bày tỏ sự quan tâm, quan ngại về các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông:

- Ngày 08/4/2020, Bộ Ngoại giao Phi-líp-pin (DFA) ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ một tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm tại Biển Đông. Phi-líp-pin khẳng định luôn coi trọng việc giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông và cho rằng, những vụ việc như trên làm suy yếu triển vọng xây dựng một mối quan hệ khu vực sâu sắc và đáng tin cậy giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc. Trong bối cảnh các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đang trên đà thuận lợi, việc tránh những vụ việc như trên là rất cần thiết và các bên cần giải quyết những khác biệt theo cách cải thiện lòng tin. Phi-líp-pin khẳng định không ủng hộ các hành động gây hấn trên Biển Đông, đặc biệt trong thời gian đại dịch COVID-19 như hiện nay. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Phi-líp-pin nhấn mạnh, việc liên tục củng cố các mối quan hệ trong khu vực đặc biệt cần thiết trong bối cảnh các bên đã tham gia cam kết chung ASEAN - Trung Quốc về ứng phó với cuộc khủng hoảng từ đại dịch COVID-19, như Tuyên bố của Hội nghị đặc biệt các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc về dịch COVID-19, ban hành ngày 20/02/2020.

Một phần của tài liệu Ban tin SHCB thang 5 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)