VÀ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn về việc cải thiện, nâng cao Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index)
Nội dung công văn nêu rõ: Ngày 24/6/2021, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính và Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo kết quả công bố các Chỉ số năm 2020, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của tỉnh đứng thứ 13 (tăng 10 bậc so với năm 2019), Chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) của tỉnh đứng thứ 29 (tăng 14 bậc so với năm 2019). So
với năm 2019, các Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số cải cách hành
chính (PAR-Index) của tỉnh có nhiều nội dung, lĩnh vực được quan tâm, đổi mới và có điểm số tăng, như: công tác chỉ đạo, điều hành; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hiện đại hóa hành chính.
Tuy nhiên, qua theo dõi kết quả thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020, các Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) của tỉnh chưa ổn định, một số tiêu chí hoặc tiêu chí thành phần của các chỉ số có điểm số thấp nhưng chưa được cải thiện, khắc phục kịp thời như: việc niêm yết công khai thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử; công khai kết quả giải quyết trên công dịch vụ công/trang thông tin điện tử; xử lý các vấn đề phát hiện qua phân cấp; cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật; bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; cơ cấu lãnh đạo quản lý chưa hợp lý; quản lý thu chi tài chính còn sai phạm; tỷ lệ hồ sơ phát sinh dịch vụ bưu chính công ích chưa cao; tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới; giải ngân vốn đầu tư công: thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội…
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, góp phần cải thiện Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số cải cách hành
chính (PAR-Index) trên địa bàn tỉnh năm 2021 và những năm tiếp theo, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ các nội dung cải cách hành chính, trong đó tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ; Kế hoạch hành động số 22-KH/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về thực hiện Khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, giai đoạn 2021 -
2025; Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025.
Tập trung kiểm tra, rà soát, đối chiếu các tiêu chí hoặc tiêu chí thành phần giảm điểm thuộc phạm vi, lĩnh vực, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để xây dựng kế hoạch, xác định nhiệm vụ, giải pháp khắc phục trước ngày 15/10/2021; báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả thực hiện.
Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giảiquyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, không gắn với địa giới hành chính, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Thường xuyên cập nhật, niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyển giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại trụ sở, trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và Cổng dịch vụ công của tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Định kỳ hàng quý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả thực hiện.
Triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 1707- CV/TU ngày 01/6/2020 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 01/01/2021 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc
ngành Iĩnh vực đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã theo quy định của Chính phủ, định kỳ hàng năm, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả kiểm tra, xử lý kiến nghị sau kiểm tra phân cấp (trước ngày 15/12 hàng năm).
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng khoa học, công nghệ thúc đẩy và hoàn thành xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhả nước các cấp; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cấp chính quyền; việc họp trực tuyến và xử lý công việc trên môi trường điện tử; tập trung ưu tiên nguồn lực triển khai nhiệm vụ
chiến lược phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2020.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và sự đồng thuận xã hội đối với công tác cải cách hành chính.
Tại Công văn này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nội vụ tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra công vụ, việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, một năm, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa kết quả thực hiện; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh gắn việc triển khai
thực hiện nhiệm vụ được giao với theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Văn phòng Ủy ban nhân dântỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công bố thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Định kỳ hàng quý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh kết quả thực hiện.
Các cơ quan, đơn vị: Sở Tư pháp tăng cường công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp
luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai các ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số,
phát triển các ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp. Sở Tài chính tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách; thực hiện các quy định về việc sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước. Định kỳ hàng quý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh kết quả thực hiện.Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, nghiên cứu, để xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp phù hợp với tình hình của tỉnh. Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa, Đài Truyền thanh cấp huyện chủ động xây dựng chuyên trang, chuyên mục về cải cách hành chính để tuyên truyền về công tác cải cách hành chính và phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp về công tác cải cách hành chính.
Nguồn: baothanhhoa.vn
HÀ TĨNH: LÊN KẾ HOẠCH CẢI THIỆN,
NÂNG CAO CÁC CHỈ SỐ: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH,