Khái quát việc triển khai xác định vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức thời gian qua

Một phần của tài liệu bantincchcso38 (Trang 38 - 39)

chức thời gian qua

1.1. Kết quả triển khai xác định vị trí việc làm

Căn cứ quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành(1), trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành và địa phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành các quyết định phê duyệt Danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc các Bộ, ngành và địa phương (không áp dụng với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an).

Căn cứ quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành(2), thực hiện Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng

9/2016, các Bộ, ngành và địa phương đã chủ động phê duyệt Danh mục vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lậpthuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Chính phủ.

Thực hiện Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay các Bộ, ngành và địa phương quyết định vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Chính phủ.

1.2. Cách tiếp cận và phương pháp xác định vị trí việc làm

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, việc xác định vị trí việc làm thời gian qua được triển khai thống nhất theo cách tiếp cận “từ dưới lên” với phương pháp tiến hành qua 08 bước: 1) Thống kê công việc; 2) Phân nhóm công việc; 3) Xác định yếu tố ảnh hưởng; 4) Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

5) Xác định bảng danh mục vị trí việc làm; 6) Xây dựng bản mô tả công việc; 7) Xây dựng khung năng lực; 8) Xác định ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm. Tuy nhiên, đối chiếu với mục tiêu xác định vị trí việc làm vẫn còn một số hạn chế, bất cập sau:

Một là,việc xác định vị trí việc làm được tiến hành theo hướng tiếp cận “từ dưới lên” và phê duyệt theo quyết định cá biệt đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất, liên thông các vị trí việc làm có sự tương đồng về tính chất, mức độ phức tạp của công việc.

Hai là, danh mục vị trí việc làm được xác định quá chi tiết (theo thực trạng công việc và biên chế được giao) dẫn đến chưa bảo đảm tính thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức có sự tương đồng về loại hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có thẩm quyền giao.

Ba là, việc xác định vị trí việc làm gắn với ngạch tối thiểu (thấp nhất) chưa phản ánh được tính chất, mức độ phức tạp theo yêu cầu của nhiệm vụ đối với từng vị trí. Thực tế cho thấy, một số vị trí việc làm có cùng tính chất, mức độ phức tạp nhưng lại áp dụng ngạch tối thiểu khác nhau. Theo đó, việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chứcchưa thực sự gắn với vị trí việc làm (có thể thay đổi ngạch mà không thay đổi việc làm hoặc phân công việc làm mới mà không thay đổi ngạch).

Bốn là, việc xác định vị trí việc làm gắn với bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nên chưa có tác động tích cực trong thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Một phần của tài liệu bantincchcso38 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)