36 Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025
tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển của tỉnh.
Bên cạnh đó, một số định hướng, mục tiêu lớn, quan trọng của trung ương chưa được triển khai hoặc tiến độ triển khai chậm trên địa bàn tỉnh dẫn đến kết quả phát triển của tỉnh chưa thực sự khởi sắc, chưa khơi thông các nguồn lực, phát huy tối đa các lợi thế, tiềm năng phát triển của tỉnh (như phát triển Trung tâm lọc, hóa dầu quốc gia tại Khu Kinh tế Dung Quất…).
1.2. Thách thức, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian đến trong thời gian đến
Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã xác định mục tiêu phát triển tỉnh trong thời gian đến như sau: “…Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển khá của Vùng miền Trung; tạo tiền đề để đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển khá, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước”. Đồng thời, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, trong đó, gắn với việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Theo tính toán bước đầu, trong điều kiện không có các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển, Quảng Ngãi sẽ khó có đủ nguồn lực để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, tiềm năng, thế mạnh của Khu Kinh tế Dung Quất, cảng nước sâu Dung Quất, cùng với tiềm lực tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, Quảng Ngãi sẽ không có đủ nguồn lực để giải quyết, khắc phục triệt để các hạn chế, khó khăn, yếu kém nội tại của tỉnh trong thời gian qua, như: chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, phụ thuộc nhiều vào tăng các yếu tố đầu vào; còn dự án công nghiệp hiệu quả chưa cao, gây ô nhiễm môi trường; phát triển ngành dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng và giá trị gia tăng chưa cao; tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; hệ thống đô thị phát triển chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng các huyện miền núi, hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp chưa đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường còn hạn chế; văn hóa, xã hội phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, miền; khoảng cách phát triển có xu hướng gia tăng;…
Trường hợp có các cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, Quảng Ngãi sẽ có cơ hội tạo ra được các động lực mới, các bước đột phá thực sự để phát triển nhanh và bền vững hơn; trở thành cực tăng trưởng mới của vùng miền Trung và Tây Nguyên.
1.3. Kiến nghị, đề xuất
Từ các lý do nêu trên, tỉnh Quảng Ngãi kính đề nghị Trung ương xem xét có cơ chế, chính sách dành riêng cho Quảng Ngãi đến năm 2050 và đề xuất bổ sung vào Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, cụ thể như sau:
Tên nội dung đề xuất: Cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Quảng ngãi (đề nghị Bộ Chính trị xem xét ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050).