Khánh Hòa: Thành con nợ sau bão dữ, dân nuôi tôm hùm khóc ròng

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 23-11-2017 (Trang 26 - 33)

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Khánh Hòa: Thành con nợ sau bão dữ, dân nuôi tôm hùm khóc ròng

Khánh Hòa đang lâm cảnh nợ nần chồng chất…

Gần như xóa sổ vựa tôm hùm Vạn Ninh

Gần nửa tháng nay, 4 người trong gia đình bà Nguyễn Thị Thu Hường (55 tuổi, xã Vạn Thắng, Vạn Ninh) phải sống trong trong căn chòi tạm. Cơn bão số 12 đã phá sập hoàn toàn ngôi nhà ngói, biến nó thành một bãi đất trống. Không những thế, chiếc thuyền đánh cá mà gia đình bỏ ra 500 triệu đồng mua lại hồi năm ngoái cũng bị đánh chìm ở ngoài bãi Lau. Mấy ngày nay, chồng và 2 người con trai của bà đang ở ngoài đó kéo thuyền lên, sửa chữa để có thể tiếp tục bám biển.

“Nhà sập ở chòi tạm cũng được. Nhưng thuyền hỏng lấy gì làm ăn. Tính sơ sơ tiền sửa chữa cũng mất gần 200 tr iệu đồng, mà giờ kiếm đâu tiền đâu mà sửa chữa. Trước đó, khi mua chúng tôi phải vay 150 triệu đồng, còn chưa kịp trả. Giờ đổ nát thế này, ai còn cho mình vay mượn nữa”, bà Hường thổ lộ.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có 5.070 khách hàng vay vốn bị thiệt hại, dư nợ vay hơn 1.192 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ngân hàng thiệt hại ước tính khoảng 589 tỷ đồng. Riêng, Ngân hàng NN&PTNT chiếm hơn 82% vốn vay bị thiệt hại, với con số báo cáo là 486 tỷ đồng.

Còn ông Trần Văn Thiên, (tổ 8, TT Vạn Giã) vẫn chưa hết bàng hoàng sau cơn bão. Ở cái tuổi 63, ông được xem là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề, chống chọi với thiên tai, dịch bệnh trong vùng. Thế nhưng, chỉ trong 1 ngày, cơn bão đã lấy đi của ông quá nhiều thứ. 185 ô với 11.000 con tôm hùm sắp tới mùa thu hoạch, giá trị tới 11 tỉ đồng trôi xuống biển hết.

Ông Thiên nhớ lại, đêm trước khi bão vào, do cứ nghĩ vịnh Vân Phong kín gió nên 11 người trong gia đình vẫn ở lại trên lồng bè để giữ, dù đã được chính quyền vận động không được ra biển vì có thể nguy hiểm. Tuy nhiên, đến 5h sáng (ngày 4/11), gió bão quật mạnh với sóng cao đã đánh tan lồng bè của ông. Lúc này, ông Thiên mới bảo mọi người nhảy xuống biển ôm thùng phuy bơi vào bờ.

“Đứa con trai út không chịu nhảy mà vẫn cố bám trụ vào bè. Nó bảo ba cứ bơi vào đi, con ở lại, tôm chết thì con chết theo luôn. Tôi nói bão thế này giờ mất hết rồi con ơi và mọi người phải cưỡng chế nó mới chịu nhảy khỏi bè để bơi vào bờ”, ông Thiên buồn bã kể.

Tôm hùm là đặc sản có giá trị kinh tế cao của vùng đất Vạn Ninh, giúp xóa đói, giảm nghèo cho hàng trăm hộ dân nơi đây. Thế nhưng, sau cơn bão, chính nó cũng khiến họ lâm vào cảnh nợ nần. Theo thống kê từ huyện Vạn Ninh, cơn bão

số 12 đã gây thiệt hại 12.400 lồng nuôi tôm hùm, trên 350ha nuôi thủy sản cùng hàng trăm tàu cá của ngư dân. Thiệt hại ước tính gần 4.000 tỷ đồng.

“Với số lượng lồng bè thiệt hại như trên, vựa tôm hùm Vạn Ninh gần như bị xóa sổ. Rất khó để phục hồi trong thời gian tới”, ông Võ Hoàn Hải, Bí thư Huyện ủy Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa ngậm ngùi.

Gắng gượng sau bão

Không thể buông xuôi, người dân Vạn Ninh đang cố gắng gượng đứng dậy sau bão. Dọc theo vùng bờ biển huyện Vạn Ninh vào những ngày này là cảnh tấp nập người đan lưới, đóng lồng, tiếng đục, tiếng gõ vá tàu..., cố vá víu, tận dụng những gì còn dùng được để tiếp tục sản xuất, lấy kế sinh nhai.

“Gom được gì thì mình lấy cái đó, cố gắng tận dụng lại mọi thứ chứ lấy tiền đâu mà đóng mới. Hiện tại đi gom đồ cũng phải thuê tàu với giá 1,5 triệu đồng/chuyến. Với tình hình hiện nay, chắc nhà tôi phải mất khoảng 1 tháng nữa mới có thể đóng lại được lồng bè mới”, anh Nguyễn Minh Tân (xã Vạn Thắng) cho biết.

Trong khi đó, theo UBND huyện Vạn Ninh, hiện nay địa phương mới có chính sách hỗ trợ gia đình có người bị chết, mất tích, nhà bị sập… do thiên tai gây ra thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136 của Chính phủ chứ chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể cho những ngư dân bị thiệt hại cho bão. Theo đó, nhà sập hoàn toàn được hỗ trợ 20 triệu đồng, nhà hư hỏng nặng thì không quá 15 triệu đồng.

Còn theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, cơn bão vừa qua đã đánh chìm, làm hư hỏng hơn 1.200 chiếc thuyền, chủ yếu tàu dưới 90CV, ước tính thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng. Địa phương đang đề xuất hỗ trợ đóng 100 chiếc tàu khai thác đánh bắt xa bờ cho đội ngũ ngư dân khai thác ven bờ. Những người không ra khơi sẽ tạo điều kiện đào tạo nghề, cho vay vốn chuyển đổi nghề. Mục đích làm giảm áp lực khai thác ven bờ, tái cơ cấu lại ngành thủy sản địa phương. Còn với những thiệt hại về nuôi trồng, tỉnh hiện mới thống kế, đề xuất hỗ trợ chứ chưa có chính sách cụ thể.

Về việc giãn nợ, xóa nợ, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại trong cơn bão vừa qua, trong cuộc họp mới đây với UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Trần Văn Tần, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định: Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét phương án sản xuất kinh doanh của các đối tượng để tiếp tục cho vay. Không vì lý do đối tượng còn nợ mà gây khó khăn cho việc vay mới .

“Phải cơ cấu lại nợ, cho người dân vay để sản xuất kinh doanh, giữ nguyên nhóm nợ”, ông Tần cho biết. (Giao Thông 22/11, Quốc Nhựt)đầu trang

Phát triển tôm siêu thâm canh: Sức bật từ hƣớng đi mới

Chỉ một thời gian ngắn xuất hiện, tôm đƣợc nuôi theo hình thức siêu thâm canh đã nhanh chóng mang lại hiệu quả tích cực.

Sản lượng vượt trội, tỷ lệ thành công lớn đang khiến cho diện tích nuôi tăng nhanh, từ đó đã tạo ra bước đột phá mới, mở ra triển vọng cho ngành tôm Cà Mau đạt được những mục tiêu to lớn. Từ thực tiễn

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, so với cuối năm 2016, diện tích nuôi tôm công nghiệp giảm, tuy nhiên diện tích nuôi tôm siêu thâm canh tăng khá nhanh, hiện tại đã có 570 hộ nuôi, với hơn 675ha, trong đó ao nuôi khoảng 250ha; năng suất thu hoạch khoảng 20 - 50 tấn/ha/vụ,

tỷ lệ thành công trên 85%. Điều này đã tạo nguồn tôm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau. Ảnh: Thắng Ngọc

Ông Mai Hữu Chinh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chính sản lượng từ nuôi tôm siêu thâm canh đã đóng góp khá lớn vào tăng trưởng của ngành tôm Cà Mau, đưa tổng sản lượng tôm nuôi trong 9 tháng qua đạt hơn 113.000 tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ, đạt hơn 66% kế hoạch.

Nguồn nguyên liệu dồi dào, các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu tăng cao công suất. Chín tháng vừa qua, xuất khẩu tôm của Cà Mau đã đạt hơn 750 triệu USD, đạt gần 70% kế hoạch, tăng gần 12% so với cùng kỳ. Với đà tăng này khả năng sẽ đạt trên 1 tỷ USD xuất khẩu thủy sản.

Trong số các địa phương của tỉnh Cà Mau, huyện Phú Tân hiện là một trong những nơi có diện tích nuôi tôm siêu thâm canh lớn của tỉnh. Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Võ Trường Giang cho biết, đến nay một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện vượt so với kế hoạch. Trong đó tiêu biểu là sản lượng tôm đạt trên 80%. Trong đó, một phần không nhỏ chính là nhờ vào đóng góp từ hiệu quả mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Diện tích nuôi siêu thâm canh tăng lên nhanh chóng, hiện có khoảng 200ha diện tích với 117 hộ thả nuôi.

Hộ ông Nguyễn Văn Tuần ở ấp Vàm Đình, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân là một điển hình, với 2 ao nuôi tôm siêu thâm canh (diện tích hơn 2.000 m2), bước đầu đã mang lại hiệu quả lớn. Nói về kỹ thuật nuôi, ông Tuần cho biết, để cải tạo ao nuôi theo quy trình kỹ thuật nuôi tôm siêu thâm canh, trong đó, thiết kế 2 ao nuôi, một ao có diện tích 1.000m2 và một ao có diện tích

hơn 1.000m2; một ao dèo tôm giống, với diện tích 200m2; ao lắng thô, ao xử lý, ao sẵn sàng và ao xử lý nước thải với tổng diện tích gần 8.800m2…

Đối với ao nuôi, ao dèo tôm giống đều lót bạc. Riêng ao nuôi ông Tuần dùng lưới che kính phía trên cách mặt ao khoảng 1,5 m. Riêng ao dèo tôm giống, ngoài việc dùng lưới che phía trên, ông Tuần còn dùng tấm nilon phủ kín trên mặt lưới ngăn nước mưa xuống ao làm giảm độ mặn của nước trong ao dèo. Tôm giống đem về thả vào ao dèo trong thời gian khoảng 1 tháng trở lại mới thả xuống ao nuôi.

Ảnh: Thắng Ngọc

Với cách làm trên, trong vụ tôm vừa qua gia đình ông Tuần đã thu hoạch được 9 tấn tôm/1.000m2. Thời gian nuôi hơn 3 tháng, tôm đạt trọng lượng bình quân 33 con/kg. Với cỡ tôm này ở thời điểm thu hoạch vụ tôm vừa rồi có giá khoảng 160.000/kg, cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Hình thành chuỗi liên kết

Qua thực tế cho thấy, rào cản hiện nay của người dân khi triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đòi hỏi người nuôi phải có trình độ kỹ thuật cao, lượng điện tiêu thụ nhiều, chi phí đầu tư ban đầu lớn… Do đó, để phát triển rộng mô hình này, đã có một số doanh nghiệp liên kết với nông dân để chia sẻ công nghệ nuôi tôm.

Riêng ở tỉnh Cà Mau đã xuất hiện một số mô hình liên kết, hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp với người nuôi theo hình thức doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi tiếp cận vốn, hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng giống, vật tư đầu vào… Trong đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ và thương

mại Một thành viên Việt Mỹ (Công ty Việt Mỹ) đã tiên phong liên kết với nhiều nông dân triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo quy trình “tuần hoàn nước khép kín”.

Quy trình này được ngành chuyên môn đánh giá là khá an toàn cho vùng nuôi khi nước trước khi lấy vào ao nuôi đã được xử lý vi sinh đạt các thông số kỹ thuật. Sau khi thu hoạch, nguồn nước được đưa trở ra hệ thống ao lắng, ao lọc và xử lý triệt để rồi mới đưa trở lại vào ao cấp, ao nuôi. Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện của người nuôi mà công ty liên kết đầu vào một phần hoặc toàn phần, từ vật tư trang bị ao nuôi, vi sinh xử lý nước, con giống, thức ăn, kể cả việc thu mua tôm nguyên liệu khi thu hoạch…

Ông Nguyễn Văn Dững (xã Hòa Tân, thành phố Cà Mau) là một trong những hộ liên kết với Công ty Việt Mỹ, chia sẻ, gần 10 năm nuôi tôm công nghiệp tôi thấy tỷ lệ rủi ro quá lớn, trúng được vài vụ đầu tiên, còn lại phải “treo ao”. Năm vừa qua, tôi và Công ty Việt Mỹ liên kết đầu tư theo hình thức toàn phần. Nhờ nuôi theo quy trình “tuần hoàn nước khép kín” nên đạt chỉ số an toàn cao vì kiểm soát được nguồn nước, ô nhiễm và dịch bệnh… Hiện có nhiều hộ dân khác đã liên kết nuôi theo mô hình này.

Ảnh: Thắng Ngọc

Hình thức nuôi siêu thâm canh đang phát triển khá nhanh, bởi hiệu quả sản xuất khá cao cả về năng suất và tính ổn định của nghề nuôi. Đây thật sự là tín hiệu đáng mừng, vì đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu lớn cho chế biến xuất khẩu… Tuy nhiên, nhiều bài học từ thực tế đã qua vẫn còn nguyên giá trị đối với ngành tôm Cà Mau. Đó chính là phát triển manh mún, rất khó kiểm soát trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến phá vỡ quy hoạch, làm lãng phí đầu tư hạ tầng, để lại những hậu quả nghiêm trọng, nhất là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

Hạn chế gây ô nhiễm

Thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã tổ chức nhiều chuyến kiểm tra thực tế. Cho thấy, phần lớn số hộ được kiểm tra vẫn chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết khi đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh như: Chưa có khu xử lý nước thải, lén lút xả thải trực tiếp ra môi trường, nguy cơ gây ô nhiễm; có đầu tư khu xử lý nước thải, nhưng chưa đạt yêu cầu; hệ thống điện phục vụ nuôi tôm chưa đảm bảo an toàn. Thậm chí, có ao nuôi không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật; cũng có trường hợp hộ dân đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh, nhưng chưa nắm vững về quy trình kỹ thuật, những khuyến cáo, quy định về xử lý môi trường trong quá trình nuôi.

Ảnh: Thắng Ngọc

“Nghiêm cấm các hành vi xả thải trực tiếp ra môi trường. Đây là một trong những vấn đề tiên quyết và quan trọng, vừa bảo vệ lợi ích người nuôi, vừa cho người xung quanh. Chính quyền địa phương cần thắt chặt hơn nữa trong công tác quản lý đăng ký đối với các hộ nuôi tôm theo mô hình này, kiên quyết không cấp phép cho nuôi đối với các hộ không đủ điều kiện”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh.

Trước đó, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, ông Nguyễn Chí Thuần cho biết, “đối với những hộ không đủ điều điện nhưng vẫn lén lút tiếp tục thả nuôi, địa phương đang tính đến phương án cắt điện đối với các hộ này”.

Nhằm tăng cường hơn nữa trong công tác chỉ đạo, đồng thời chấn chỉnh việc nuôi tôm có thể gây ô nhiễm, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai nhanh nhiều giải pháp đồng bộ. Cụ thể, Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về điều kiện, quy trình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh phù hợp với tình hình thực tế. Yêu cầu các doanh nghiệp hợp đồng cung ứng giống, thức ăn, vật tư đầu vào (Công ty CP, Việt - Úc, Việt Mỹ, Trúc Anh…) cho hộ nuôi tôm cam kết hướng dẫn cho nhân dân thực hiện đúng quy trình xây dựng ao đầm theo mô hình của đơn vị đã đăng ký, được Sở NN-PTNT chấp nhận nhằm bảo đảm xử lý nước thải, chất thải khi nuôi tôm, bảo đảm không ô nhiễm môi trường và an toàn về điện.

Ảnh: Thắng Ngọc

Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản Bạc Liêu: Tiếp tục nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn, tuy mới xuất hiện vài năm nay, nhưng rất có hiệu quả, hiện nay diện tích nuôi với hình thức này tại Bạc Liêu khoảng 50 ha. Tuy diện tích nuôi không nhiều nhưng đem lại sản lượng rất lớn, hiệu quả kinh tế cao. Nhà nước cùng với các ngành chức năng cũng đang ra kế hoạch xem xét tiếp tục hỗ trợ phát triển mô hình này. Bên cạnh đó, diện tích nuôi tôm theo mô hình thâm canh, bán thâm canh đã vượt so với kế hoạch, từ 20.500 ha nay đã tăng lên khoảng 22.000 ha. Đặc biệt là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh, kế hoạch khoảng 7.000 ha nhưng nay đã đạt 7.800 ha. Đối với hình

thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến kết hợp so với hàng năm thì thời tiết rất thuận lợi, đảm bảo được nguồn nước, vừa đảm nước cho cây lúa, vừa đảm bảo độ mặn của nước cho con tôm.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang: Đẩy mạnh nuôi tôm để bù đắp sản lượng lúa sụt giảm

Năm nay, ngành thủy sản của tỉnh khá thành công, sản lượng cả đánh bắt và nuôi trồng đều tăng. Riêng tôm nuôi nước lợ sản lượng cả năm ước đạt khoảng 64.000 tấn, vượt 1,3% so với kế hoạch và tăng 12,2% so cùng kỳ năm 2016. Chính nhờ thủy sản tăng đã phần nào bù đắp được sản lúa của tỉnh bị sụt giảm. Vì năm lươhng thực 2017, tỉnh chỉ sản xuất được hơn 4 triệu tấn lúa, giảm hụt 468 ngàn tấn so với kế hoạch.

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 23-11-2017 (Trang 26 - 33)