Ninh Thuận: Ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy hải sản theo kiểu tận diệt

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 23-11-2017 (Trang 42 - 43)

KHAI THÁC THỦY SẢN

Ninh Thuận: Ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy hải sản theo kiểu tận diệt

nguồn thu không nhỏ cho tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ngư dân “đeo bám” khai thác thủy sản bằng các hình thức hủy diệt. Đặc biệt việc sử dụng vật liệu nổ (mìn tự tạo) trái phép còn diễn biến hết sức phức tạp.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nghề đánh bắt thủy hải sản, ngư dân tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư nhiều tàu to, máy lớn để vươn khơi, bám biển. Tuy nhiên, một bộ phận ngư dân trên địa bàn vì muốn thu lợi cao nên đã sử dụng chất nổ để đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt, gây ô nhiễm môi trường biển. Việc lưu thông vật liệu nổ trên thị trường là một nguy cơ tiềm ẩn đe dọa trực tiếp đến an ninh trật tự, nguy hiểm đến tính mạng của nhân dân.

Thượng tá Khuất Mạnh Hùng, Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP Ninh Thuận cho biết: “Việc một bộ phận ngư dân khai thác thủy hải sản bằng vật liệu nổ tại các hồ, đập, sông, suối và trên biển đã xuất hiện từ lâu. Các đối tượng sử dụng vật liệu nổ trái phép trong khai thác thủy sản ngoài số phương tiện tàu cá địa phương làm nghề lưới rút trên địa bàn tỉnh, còn có các phương tiện tỉnh bạn như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận... Vì thế dẫn đến tình hình buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ ngày càng diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác phát hiện, xử lý của lực lượng Biên phòng và các cơ quan chức năng”.

Việc đấu tranh với tình trạng sử dụng vật liệu nổ khai thác thủy sản cũng gặp không ít khó khăn, bởi thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, thường giấu ở những nơi kín đáo trên tàu hay trà trộn vào những nhu yếu phẩm mang theo ra biển.

Bên cạnh đó, có những trường hợp mua bán thuốc nổ ngay ngoài khơi và sử dụng tức thì trên biển. Ban đêm, các đối tượng thường sử dụng đèn chiếu sáng để hút cá rồi sử dụng vật liệu nổ, sau đó, dùng lưới mùng, mành thu cá. Còn ban ngày, tàu cá ngư dân chạy trên biển, khi phát hiện thấy đàn cá thì ném mìn tự tạo xuống rồi dùng lưới thu cá. Thuốc nổ được ém chặt trong những vỏ lon, ống sữa bằng kim loại để khi đốt có sức công phá mạnh làm cá chết hoặc không còn khả năng di chuyển, sau đó mới thả lưới vớt cá lên.

Theo chia sẻ của Thượng tá Khuất Mạnh Hùng, để bắt quả tang những trường hợp này rất khó, bởi việc tiếp cận các đối tượng trên biển khi đánh bắt hải sản không phải dễ dàng. Trường hợp khi phát hiện đối tượng tình nghi, lực

lượng Biên phòng cử người mật phục, bám sát đối tượng để bắt quả tang, đối tượng khi phát hiện lực lượng chức năng trong vòng vài giây đã vứt mìn, kíp nổ, dây cháy chậm xuống biển để phi tang.

Thiếu tá Nguyễn Đình Bình, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cà Ná cho biết: “Để kiểm soát và hạn chế tình trạng ngư dân sử dụng trái phép vật liệu nổ trong khai thác thủy sản, các tổ công tác địa bàn của đơn vị ngoài nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chặt các phương tiện cả trên bờ, trên biển, còn đẩy mạnh nắm bắt thông tin từ ngư dân. Bình quân mỗi tháng, đơn vị nhận được khoảng 20 tin quan trọng liên quan đến việc sử dụng vật liệu nổ trong đánh bắt hải sản. Đối với những trường hợp sử dụng vật liệu nổ trái phép bị bắt giữ, chúng tôi kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.

Thời gian qua, song song với công tác đấu tranh ngăn chặn tình trạng sử dụng vật liệu nổ trong khai thác đánh bắt thủy hải sản, Bộ Chỉ huy BĐBP Ninh Thuận đã chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn biên giới biển đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngư dân nói không với đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt. Từ đầu năm đến nay, đã có gần 1.000 chủ phương tiện, tàu thuyền ký cam kết không sử dụng vật liệu nổ trong khai thác thủy sản, đồng thời sẽ thông báo kịp thời tình hình an ninh trật tự cũng như các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trên biển cho các đồn, trạm Biên phòng.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Huỳnh Ngọc Đông (sinh năm 1976), trú tại huyện Thuận Nam, thuyền trưởng tàu NT 90237 TS cho biết: “Việc nhiều bà con sử dụng vật liệu nổ trong đánh bắt thủy hải sản đã ảnh hưởng không nhỏ đối với những ngư dân như chúng tôi. Bản thân tôi hành nghề lưới vây rút mùng nhưng nhận thức được tác hại của việc dùng vật liệu nổ trong khai thác thủy sản là vi phạm pháp luật nên chúng tôi tuyệt đối không sử dụng khi đánh bắt. Thời gian qua, tôi và các ngư dân khác đều gắn bó chặt chẽ với lực lượng BĐBP, khi thấy có những diễn biến bất thường đều kịp thời thông tin đến các anh”. (Biên Phòng 23/11, Hồ Phúc) đầu trang

Triệu Phong-Quảng Trị: Khai thác thủy sản đạt 2.500 tấn

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 23-11-2017 (Trang 42 - 43)