Phần Tự Chọn:

Một phần của tài liệu De cuong TN Dia Ly 2010( Theo cau hoi-Hay-Chua in)Tai lieu on thi tot nghiep mon Dia li 2010 (Trang 54 - 56)

Đề 1:

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Mức độ tập trung công nghiệp: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất trong cả nước

- Tên các trung tâm công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (Atlat địa lý Việt Nam, trang 13)

Quy mô

Lớn Trung bình Nhỏ

Hà Nội Hạ Long Thái Nguyên

Hải Phòng Việt Trì

Nam Định

- Từ Hà Nội, công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp.

+ Hải Phòng - Thành phố Hạ Long - Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than. + Đáp Cầu - Bắc Giang: Vật liệu xây dựng, phân hóa học.

+ Đông Anh - Thái Nguyên: Cơ khí, luyện kim. + Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ: Hóa chất, giấy. + Hà Đông - Hòa Bình: Thủy điện.

+ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa: Dệt, điện, xi măng.

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý tương đối thuận lợi.

- Tài nguyên thiên nhiên: than nâu, khí đốt, có nguồn nguyên liệu nông sản tại chỗ, tài nguyên biển phong phú (vịnh Bắc Bộ).

- Đồng bằng sông Hồng là nơi có dân cư đông, nguồn lao động dồi dào và phần lớn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật (Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa, giáo dục lớn, có nhiều trường cao đẳng, đại học).

- Kết cấu hạ tầng của vùng phát triển khá cao với Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải lớn với nhiều tuyến đường ôtô, đường sắt quan trọng đi qua vùng, có cảng Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài.

- Vị trí địa lý của vùng thuận lợi.

+ Giáp với Trung du và miền núi phía Bắc: giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn thủy năng lớn. + Giáp Bắc Trung Bộ là vùng có cơ cấu ngành kinh tế đa dạng.

+ Giáp vịnh Bắc Bộ: có tài nguyên biển phong phú. Đề 2:

Câu 1: Thế mạnh và khó khăn trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở vùng trung du và miền múi phía Bắc nước ta.

1- Khai thác và chế biến khoáng sản: a) Thế mạnh:

+ Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có khoáng sản phong phú, đa dạng nước ta. * Vùng Đông Bắc:

- Khoáng sản năng lượng: than đá. Các mỏ than tập trung chủ yếu ở khu Đông Bắc (Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên). Vùng than Quảng Ninh (trữ lượng thăm dò 3 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit) là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Năm 1998, sản lượng khai thác khoảng 10 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn. Nguồn than khai thác còn dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

- Khoáng sản kim loại: * Sắt: Yên Bái

* Thiếc và Bôxit: Cao Bằng. * Kẽm, Chì: Chợ Điền (Bắc Cạn). * Đồng, Vàng: Lào Cai.

* Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng): sản xuất 1000 tấn thiếc.

- Khoáng sản phi kim loại: Apatit (Lào Cai) mỗi năm khai thác khoảng 600.000 tấn quặng để sản xuất phân lân.

* Vùng Tây Bắc: Có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). b) Khó khăn:

- Các vỉa quặng thường nằm sâu nên việc khai thác đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao. - Đa số các mỏ lại ở nơi mà kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải chưa phát triển.

2- Thủy điện: a) Thế mạnh:

- Trữ năng thủy điện của vùng rất lớn: hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện cả nước (11 triệu Kw), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu Kw.

- Đã xây dựng các nhà máy thủy điện: * Thác Bà trên sông Chảy (110 nghìn Kw). * Hòa Bình trên sông Đà (1,9 triệu Kw). - Dự kiến xây dựng một số nhà máy thủy điện: * Sơn La trên sông Đà (3,6 triệu Kw).

* Đại Thị trên sông Gâm (250 nghìn Kw).

- Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào.

b) Khó khăn:

Việc xây dựng những công trình kỹ thuật lớn như các nhà máy thủy điện sẽ tạo ra những thay đổi lớn của môi trường.

Câu 2:

Việc phát huy các thế mạnh ở trung du và miền núi phía Bắc có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng rất to lớn vì:

- Trung du và miền núi phía Bắc giáp với Thượng Lào và phía Nam Trung Quốc, có thể giao lưu thuận lợi bằng đường sắt, đường ôtô với các tỉnh phía Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái.

- Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông ...). Việc phát triển kinh tế ở vùng cũng góp phần nâng cao đời sống của các dân tộc ít người. - Có Việt Bắc là cái nôi của cách mạng, có Điện Biên Phủ lịch sử nên việc phát triển của vùng còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc.

Một phần của tài liệu De cuong TN Dia Ly 2010( Theo cau hoi-Hay-Chua in)Tai lieu on thi tot nghiep mon Dia li 2010 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w