Câu IVa. Theo chương trình chuẩn: (2 điểm)
1. Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng: - Tây nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước.
- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cà phê đứng thứ hai trong cả nước. 2. Giải thích cây cà phê được trồng nhiều
- Cây cà phê là loại cây nhiệt đới thích hợp với điều kiện khí hậu ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ.
- Cây cà phê thích hợp trên nền đất đỏ bazan. Tây nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng có diện tích đất đỏ bazan dẫn đầu cả nước.
- Cây cà phê ưa sống trên những vùng có độ cao lớn. Tây Nguyên và Đông Nam bộ có độ cao trung bình khoảng 500m.
Câu IVb. Theo chương trình nâng cao: (2 điểm)
1. Các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long:
Tân An, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Cần Thơ, Long Xuyên, Hà Tiên, Kiên Giang, Cà Mau, trong đó Cần Thơ là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất. (dựa vào atlat năm 2006).
2. Tình hình tăng trưởng sản phẩm GDP của nước ta từ năm 1990 đến nay:
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng liên tục đều từ 1990 đến nay. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta từ năm 1987 – 2004 tăng 6,9% chỉ đứng sau Singapore (7%).
- Tốc độ tăng trưởng GDP không đều do bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 và năm 2008.
- Tốc độ tăng trưởng GDP là kết quả của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
2) Đề thi tốt nghiệp năm 2006 I.PHẦN BẮT BUỘC (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước ta (Đơn vị %)
1989 2003
Nông - lâm - ngư nghiệp 71,5 59,6
Công nghiệp - xây dựng 11,2 16,4
Dịch vụ 17,3 24,0
a, Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế năm 1989 và 2003. b, Nhân xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước ta qua hai năm trên. c. Giải thích sự thay đổi đó.
Câu 2 (2 điểm): Dựa vào bảng số liệu: Số dân và sản lượng lúa nước ta
Năm 1981 1986 1988 1990 1996 1999 2003
Số dân (triệu người) 54,9 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3 80,9
Sản lượng (triệu tấn) 12,4 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4 34,6
a, Tính sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm (kg/người)
b, Qua bảng số liệu và kết quả tính toán, hãy nhận xét sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người trong thời gian trên.