Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020: Những kết quả đáng gh

Một phần của tài liệu DB1672020 (Trang 31 - 33)

nhà nước giai đoạn 2011-2020: Những kết quả đáng ghi nhận

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8-11-2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011-2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình tổng thể đến các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến nay, nhiều kết quả đạt được đáng ghi nhận, tạo nền tảng trong xây dựng chính quyền điện tử tại Bình Dương.

Để tạo tiền đề xây dựng chính quyền điện tử tại Bình Dương, nhiều sở, ngành đã triển khai 100% hồ sơ tiếp nhận qua môi trường mạng. Trong ảnh: Cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý hồ sơ công qua môi trường mạng

Tạo bước đột phá

Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong 10 năm qua, công tác CCHC được cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm và chỉ đạo sâu sát. Các cấp, các ngành luôn xem công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong quản lý, điều hành; công tác triển khai, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC theo chương trình, kế hoạch của Trung ương và địa phương luôn được đặt lên hàng đầu.

UBND tỉnh chú trọng chỉ đạo và lấy hiệu quả công tác CCHC là thước đo, công cụ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Công tác thông tin, tuyên truyền CCHC được tổ chức thường xuyên với nội dung đa dạng, phong phú, thông qua các kênh thông tin khác nhau, như phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, băng rôn, tờ rơi, pano, áp phích, hội diễn, hội thi, sân khấu hóa..., đã góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong việc chung tay thực hiện CCHC.

UBND tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp mang tính đột phá trong tổ chức triển khai công tác CCHC gắn với điều kiện và tình hình thực tế địa phương. Điểm nổi bật trong CCHC giai đoạn 2011-2020 là việc xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh, hướng đến xây dựng một nền hành chính tập trung, thống nhất, thông suốt, minh bạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó là việc thí điểm thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP.Thủ Dầu Một, Bộ phận một cửa hiện đại cấp huyện như TP.Thuận An, TP.Dĩ An, TX.Tân Uyên… đã có những giải pháp, sáng tạo, được người dân, doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao.

Góp phần cải thiện môi trường đầu tư

Trong công tác CCHC, UBND tỉnh đã ban hành những văn bản phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của tỉnh trên cơ sở hệ thống pháp luật và những quy định của Trung ương; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm giải quyết tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp theo hướng nhanh gọn, thuận lợi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. UBND tỉnh cũng thực hiện tốt công tác cải cách thể chế, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ và khả thi, ban hành các chính sách phù hợp, đúng chủ trương, đúng pháp luật và phù hợp

với tình hình thực tế để pháp luật đi vào cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Ông Lý Văn Đẹp, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết trong những năm qua, nhiều mô hình, sáng kiến trong CCHC của tỉnh đã được ghi nhận và người dân, tổ chức đồng thuận, hài lòng, đánh giá cao, như: Mô hình “Chính quyền thân thiện của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và “Công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ”; thanh niên tình nguyện, hướng dẫn người dân, tổ chức trong quá trình thực hiện các TTHC tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Tỉnh đã tổ chức thí điểm tiếp nhận hồ sơ tại nhà, tại doanh nghiệp đối với một số TTHC thông qua dịch vụ bưu chính công ích; triển khai đổi, trả giấy phép lái xe tại doanh nghiệp, UBND cấp xã và bưu cục cho người dân; thực hiện Đề án thí điểm bố trí nhân viên bưu điện tại bộ phận “một cửa” của UBND cấp xã thuộc TP.Thủ Dầu Một để thực hiện dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC các cấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt việc thí điểm liên thông TTHC cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cấp chứng chỉ hành nghề dược; cấp phiếu lý lịch tư pháp; Đề án thí điểm thành lập Hệ thống đường dây “nóng” để tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020; Đề án thành lập Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương…

UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, huyện, thị, thành phố triển khai quyết liệt, hiệu quả các kế hoạch về CCHC hàng năm của tỉnh; việc thực hiện thi đua các cụm, khối thi đua, các cơ quan, địa phương, xây dựng quy chế thi đua khen thưởng, lấy tiêu chí hoàn thành các nhiệm vụ CCHC để đánh giá và bình xét. Đây là là yếu tố góp phần vào thành công chung trong công tác CCHC giai đoạn 2011-2020, tạo tiền đề để Bình Dương xây dựng chính quyền điện tử trong tương lai.

HỒ VĂN

Nguồn: http://baobinhduong.vn/thuc-hien-chuong-trinh-tong-the-cai-cach- hanh-chinh-nha-nuoc-giai-doan-2011-2020-nhung-ket-qua-dang-ghi-nhan- a227028.html

Một phần của tài liệu DB1672020 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)