toán bao gồm:
Tính hiện thực của các thông tin kế toán (thông tin lượng hóa được)
Tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luân chuyển các tài liệu này.
Tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tính pháp lý trong việc thực hiện các luật pháp, chuẩn mực và chế độ kinh tế tài chính.
1.6.2.3. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính – Đối tượng cụ thể của kiểm toán kiểm toán
Trong một đơn vị kinh doanh hay sự nghiệp, tài sản đều biểu hiện dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau với yêu cầu về quy cách, phẩm chất, bảo quản, bảo dưỡng….khác nhau, lại được lưu trữ tren nhiều kho, bãi khác nhau với những người quản lý khác nhau. Mối liên hệ giữa những người quản lý với nhau cũng như gữa người quản lý với người sở hữu tài sản được thực hiện theo những xu hướng và phương thức khác nhau song có xu hướng ngày càng tăng dần sự cách biệt giữa người sở hữu và người bảo quản và sử dụng
tài sản. Mặt khác, khi sản xuất phát triển, quy mô tài sản cũng tăng lên, quy mô kinh doanh mở rộng, các mối liên kết kinh tế ngày càng đa dạng, phức tạp. Cộng vào đó là sự phong phú thêm của khái niệm truyền thống về tài sản, đặc biệt là sự xuất hiện của các tài sản vô hình, các quan hệ vay – mua, thuê – mua, các hậu quả của rủi ro dẫn đến những thu nhập hoặc tổn thất bất thường về tài sản, sự thâm nhập của các quan hệ thị trường, giá cả, tỷ giá, mở ra trong phạm vi quốc tế…. Tất cả những yếu tố này dẫn đến khả năng cách biệt giữa tài sản với sự phản ánh của nó trong thông tin kế toán…. Thực tế đó đã
thúc đẩy sự ra đời của kiểm toán cùng tính tất yếu phải đặt thực trạng của tài sản vào đối tượng kiểm toán.
Tài sản trong kinh doanh cũng như trong mọi lĩnh vực hoạt động khác đều thường
xuyên vận động. Quá trình vận động này được cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể. Các
nghiệp vụ cụ thể này có thể quy về các nghiệp vụ cơ bản như xuất, nhập, tồn kho hoặc mua bán, sản xuất (hoặc dịch vụ). Tuy nhiên, do đặc tính của từng loại tài sản cũng như mối quan hệ kinh tế của mỗi loại tài sản…cũng khác nhau; sự đa dạng về chủng loại nghiệp vụ cũng như đặc tính của tài sản chứa đựng nghiệp vụ đòi hỏi phải chia công tác kiểm toán các nghiệp vụ này thành những phần hành kiểm toán khác nhau. Khác với phần hành kế toán phần hành về kiểm toán được phân chia trước hết trên cơ sở đầu mối của các mối quan hệ tài chính và sau nữa là vị trí và đặc điểm của từng loại nghiệp vụ.
28 Trên cơ sở đó, cần chia đối tượng kiểm toán ra các phần hành kiểm toán cơ bản, với kiểm toán nghiệp vụ các phần hành cơ bản bao gồm:
1. Các nghiệp vụ tiền mặt (thu, chi và tồn quỹ)
2. Các nghiệp vụ về thanh toán (không phân biệt vay, nợ, phải thu, phải trả). 3. Các nghiệp vụ về tài sản cố định (đầu tư, xây dựng, mua sắm).
4. Các nghiệp vụ về hàng hóa (bảo quản, sử dụng).
5. Các nghiệp vụ về kinh doanh (mua, bán, sản xuất hoặc dịch vụ hoặc các nghiệp vụ mang tính sự nghiệp sự nghiệp xã hội…. đối với các đơn vị phi kinh doanh)
6. Các nghiệp vụ về tài chính (tạo vốn, phân phối kết quả kinh doanh)
Tùy theo đặc điểm của mỗi đơn vị về quy mô, về phương hướng hoạt động, về tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý và tùy theo loại hình cũng như yêu cầu kiểm toán cụ thể, có thể lược bỏ, tách riêng hay sát nhập các loại nghiệp vụ cơ bản trên để có được những phần hành kiểm toán phù hợp với đơn vị cụ thể và mục tiêu kiểm toán. Tuy nhiên trong bất cứ điều kiện nào, các nghiệp vụ tài chính vẫn là đối tượng kiểm toán.
1.6.2.4. Hiệu quả và hiệu năng – Đối tượng cụ thể của kiểm toán
Tài liệu kiểm toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính là đối tượng cụ thể gắn liền với sự phát sinh và phát triển của kiểm toán. Theo quan điểm hiện đại về kiểm toán thì đối tượng kiểm toán còn bao gồm cả hiệu năng và hiệu quả của đơn vị được kiểm toán. Lịch sử phát triển kiểm tra đã chỉ rõ quan điểm này đã xuất hiện ở Mỹ từ 1914 nhưng mãi tới 1972 mới được GAO công bố chuẩn mực và được rà soát lại 1981. Việc mở rộng đối tượng kiểm toán như vậy cũng xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của quản lý trong điều kiện quy mô kinh doanh và hoạt động sự nghiệp ngày càng đòi hỏi mở rộng, trong khi nguồn cạnh tranh ngày càng gay gắt, để thực hiện tiết kiệm, để thắng thế trong cạnh tranh….vấn đề hiệu quả, hiệu năng cần được đặt ra cho từng nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể.
Rõ ràng, đây là đối tượng mới của kiểm toán, cần xây dựng những chuẩn mực cụ thể để đánh giá hiệu quả và hiệu năng. Tuy nhiên, trên góc độ đối tượng kiểm toán, cần nhận thức rõ hiệu quả và hiệu năng là một bộ phận của kiểm toán nghiệp vụ và gắn liền với một nghiệp vụ hoặc một dự án hay chương trình cụ thể.
Từ những nghiên cứu cụ thể về đối tượng kiểm toán có thể thấy, đối tượng chung của kiểm toán là thực trạng hoạt động tài chính và hiệu quả thực hiện các hoạt động, chương trình hay dự án. Có thể phân chia đối tượng đó thành các đối tượng cụ thể khác nhau như tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính, cùng hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ, các chương trình, các dự án… Tùy theo tính trọn vẹn của sự thể hiện đối tượng đó trong một hay nhiều đơn vị kế toán để xác định khách thể kiểm toán là một xí nghiệp, một đơn vị sự nghiệp hay một công trình, một dự án cụ thể. Từ đó, có thể thấy đối tượng kiểm toán rất rộng lại được thể hiện trên rất nhiều khách thể. Để thực hiện
29 tốt chức năng kiểm toán rõ ràng phải có nghệ thuật trong tổ chức kiểm toán: Lý luận kiểm toán cũng không thể né tránh những vấn đề cơ bản nảy sinh từ đối tượng kiểm toán và liên quan đến thực hiện các chức năng của kiểm toán như sai sót, trọng yếu và rủi ro, cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán….
Trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để có thể phát hiện ra các sai sót của Doanh nghiệp trong việc lập các báo cáo tài chính. Do đó việc phát hiện các sai sót và tìm hiểu ảnh hưởng của các sai sót đó đến các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp như thế nào và hướng điều chỉnh ra sao là một công việc rất quan trọng của kiểm toán viên trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán cũng như tư vấn của mình.Vì vậy, trong tài liệu này tập thể tác giả đã thiết kế các bài tập nghiệp vụ mẫu trong các chương 1,2,3 thể hiện các sai sót cơ bản liên quan đến tất cả các phần hành kiểm toán Vốn bằng tiền và thanh toán, Hàng tồn kho, Tài sản cố định, Tiền lương và các khoản trích theo lương, Doanh thu, thu nhập và chi phí mà kiểm toán viên phát hiện được trong quá trình kiểm toán BCTC đồng thời hướng dẫn chi tiết ảnh hưởng của các sai sót đó đến BCTC cũng như các bút toán điều chỉnh theo đúng quy định. Đồng thời, trong các phần bài tập của cả 5 chương đều có những bài tập nghiệp vụ tương tự để người đọc có thể rèn luyện kỹ năng phát hiện sai sót, phân tích được ảnh hưởng của các sai sót đến báo cáo tài chính và điều chỉnh được các sai sót này.
* Bài tập nghiệp vụ mẫu chương 1
Trong quá trình kiểm toán BCTC ngày 31/12/N của công ty ABC năm N. Kiểm toán viên phát hiện ra các sai sót sau (ĐVT: đồng):
1. Doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho người bán bằng tiền mặt: 4.000.000. Kế toán quên không ghi sổ.
2. Nhân viên A trả lại tiền tạm ứng thừa bằng tiền mặt: 450.000. Kế toán định khoản:
Nợ TK 111: 400.000 Có TK 141: 400.000
3. Doanh nghiệp mua CCDC nhập kho theo giá 5.500.000 (bao gồm thuế GTGT 10%) chưa thanh toán cho người bán. Kế toán của đơn vị quên ghi sổ nghiệp vụ này.
4. Doanh nghiệp ghi tăng giá vốn hàng bán từ 50.000.000 lên 52.000.000 do áp dụng sai phương pháp tính giá hàng hóa tồn kho.
5. Công ty mua một thiết bị bán hàng với giá thanh toán là 90.000.000 (chưa thuế GTGT 10%) từ 1/1/N đã thanh toán bằng TGNH. Nguồn vốn công ty sử dụng từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Kế toán quên chưa ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn cho nghiệp vụ này.
30 năm N. Số tiền khấu hao phải trích cho TSCĐ này là 8.000.000.
7. Trong tháng 12/N, kế toán căn cứ vào số tiền lương tính ra phải trả cho bộ phận bán hàng là 35.500.000 đ và hạch toán như sau:
Nợ TK 641: 35.500.000 Có TK 338: 35.500.000
8. Khách hàng Q thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển khoản trước thời hạn ghi trong hợp đồng, đơn vị chấp nhận và thanh toán chuyển khoản cho khách hàng Q được hưởng chiết khấu thanh toán 1% trên tổng giá thanh toán (Tổng giá thanh toán là 200.000.000). Số tiền chiết khấu đã được kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 641 / Có TK 112: 2.000.000
Yêu cầu:
- Nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót đến BCĐKT, BCKQHĐKD - Lập các bút toán điều chỉnh
Biết rằng: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế TNDN là 20%.